Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 21/2014 năm 2014

Sàng lọc các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng test VIA và xét nghiệm tế bào cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở

Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy

2014 - Số 21/2014, trang 68

DOI: 10.34071/jmp.2014.3.10

Tóm tắt

Mục tiêu: Đề tài này nhằm xác định tỷ lệ bất thường và giá trị chẩn đoán của phương pháp VIA và tế bào cổ tử cung trong chẩn đoán tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 977 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 70 ở 5 xã thuộc 2 Thị xã Hương Trà và Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 12.2012– 10.2013. Các phụ nữ được khám phụ khoa, lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung và làm test VIA (Cán bộ y tế cơ sở thực hiện). Phiến đồ cổ tử cung được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại theo danh pháp Bethesda 2001. Phân loại VIA theo Hướng dẫn 2011 của Bộ Y tế. Những trường hợp VIA hoặc tế bào học bất thường sẽ được mời tái khám để soi cổ tử cung và sinh thiết nếu có chỉ định. Khảo sát các thông số liên quan đến tỷ lệ bất thường tế bào và VIA, giá trị chẩn đoán của VIA và tế bào học. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ được khám sàng lọc là 38,9±9,5 tuổi. Tỷ lệ tế bào học dương tính tăng dần theo tuổi đời và số lần mang thai. Kết quả VIA ghi nhận 20 trường hợp tổn thương cổ tử cung bất thường, chiếm 2,0% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %, trong đó chẩn đoán ASC-US/ASC-H: 3,0%, AGUS: 2,9%, LSIL: 1,6% và HSIL: 0,1%. Độ phù hợp giữa chẩn đoán VIA và chẩn đoán TBH là 92,2%. Độ nhạy của VIA là 75%, độ đặc hiệu là 99,16%; Độ nhạy của Tế bào học là 81,25%, độ đặc hiệu 93,65%. Kết luận: Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %. Độ phù hợp 2 chẩn đoán VIA và TBH khá cao, đạt 92,2%, Độ nhạy của VIA là 75%, độ đặc hiệu là 99,16%; Độ nhạy của Tế bào học là 81,25%, độ đặc hiệu 93,65%. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thực hiện sinh thiết tất cả bệnh nhân được sàng lọc thì kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn. Từ khóa: Tiền ung thư và ung thư cổ tử cung

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy. (2014). Sàng lọc các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng test VIA và xét nghiệm tế bào cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở. Tạp chí Y Dược học, , 68. DOI: 10.34071/jmp.2014.3.10

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 21/2014 năm 2014

Sàng lọc các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng test VIA và xét nghiệm tế bào cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở

Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy

2014 - Số 21/2014, trang 68

DOI: 10.34071/jmp.2014.3.10

Tóm tắt

Mục tiêu: Đề tài này nhằm xác định tỷ lệ bất thường và giá trị chẩn đoán của phương pháp VIA và tế bào cổ tử cung trong chẩn đoán tiền ung thư và ung thư cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 977 phụ nữ trong độ tuổi từ 21 - 70 ở 5 xã thuộc 2 Thị xã Hương Trà và Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian 12.2012– 10.2013. Các phụ nữ được khám phụ khoa, lấy bệnh phẩm tế bào cổ tử cung và làm test VIA (Cán bộ y tế cơ sở thực hiện). Phiến đồ cổ tử cung được nhuộm theo phương pháp Papanicolaou, đọc và phân loại theo danh pháp Bethesda 2001. Phân loại VIA theo Hướng dẫn 2011 của Bộ Y tế. Những trường hợp VIA hoặc tế bào học bất thường sẽ được mời tái khám để soi cổ tử cung và sinh thiết nếu có chỉ định. Khảo sát các thông số liên quan đến tỷ lệ bất thường tế bào và VIA, giá trị chẩn đoán của VIA và tế bào học. Kết quả: Tuổi trung bình của phụ nữ được khám sàng lọc là 38,9±9,5 tuổi. Tỷ lệ tế bào học dương tính tăng dần theo tuổi đời và số lần mang thai. Kết quả VIA ghi nhận 20 trường hợp tổn thương cổ tử cung bất thường, chiếm 2,0% mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ phát hiện tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %, trong đó chẩn đoán ASC-US/ASC-H: 3,0%, AGUS: 2,9%, LSIL: 1,6% và HSIL: 0,1%. Độ phù hợp giữa chẩn đoán VIA và chẩn đoán TBH là 92,2%. Độ nhạy của VIA là 75%, độ đặc hiệu là 99,16%; Độ nhạy của Tế bào học là 81,25%, độ đặc hiệu 93,65%. Kết luận: Tỷ lệ tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung phát hiện bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung là 7,6 %. Độ phù hợp 2 chẩn đoán VIA và TBH khá cao, đạt 92,2%, Độ nhạy của VIA là 75%, độ đặc hiệu là 99,16%; Độ nhạy của Tế bào học là 81,25%, độ đặc hiệu 93,65%. Tuy nhiên, nếu có điều kiện thực hiện sinh thiết tất cả bệnh nhân được sàng lọc thì kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn. Từ khóa: Tiền ung thư và ung thư cổ tử cung

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy. (2014). Sàng lọc các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng test VIA và xét nghiệm tế bào cổ tử cung tại tuyến y tế cơ sở. Tạp chí Y Dược học, , 68. DOI: 10.34071/jmp.2014.3.10

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông