Đặt vấn đề: Y văn ghi nhận có sự thay đổi điện tim, hình thái tim ở vận động viên (VĐV) được biết qua thuật ngữ “Hội chứng tim vận động viên” với chức năng tim bình thường[5], [9], [12]. Năm 1995, Tei Chuwa đã đưa ra phương pháp đánh giá chức năng toàn bộ thất trái bằng siêu âm tim Doppler, gọi là chỉ số Tei, được sử dụng cho đến nay [3], [10]. Để đóng góp vào sự đánh giá chức năng tim của VĐV Việt Nam, bên cạnh chỉ số Tei quy ước, chúng tôi đánh giá thêm chỉ số Tei mô thất trái-được xem là ưu việt hơn chỉ số Tei quy ước- nhằm mục tiêu: xác định chỉ số Tei mô và Tei quy ước ở VĐV chuyên nghiệp, so với nhóm chứng không tập luyện và tìm hiểu tương quan giữa chỉ số Tei với hình thái thất trái ở nhóm VĐV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thực hiện siêu âm Doppler tim đánh giá hình thái thất trái và đo chỉ số Tei quy ước, Tei mô cho 90 VĐV chuyên nghiệp, so sánh với 90 người nhóm chứng. Kết quả: chỉ số Tei quy ước, Tei mô bên, mô vách không khác biệt so với nhóm chứng, p<0,05. Các thông số hình thái của VĐV đều lớn hơn nhóm chứng có ý nghĩa: đường kính nhĩ trái (28,57 ± 4,05 vs 26,94 ± 4,84), thất trái (46.44 ± 4,20 vs 44,01 ± 4,86), vách liên thất (9,34 ± 1,31 vs 24,94 ± 3,76), thành sau thất trái (8,31 ± 1,54 vs 7,93 ± 1,49), chỉ số khối lượng cơ thất trái 85,12 ± 15,86 vs 70,59 ± 14,52), p<0,01, <0,05. Đường kính nhĩ trái, thất trái không tương quan với chỉ số Tei. Chỉ số khối lượng cơ thất trái có tương quan thuận yếu với chỉ số Tei qui ước. Kết luận: Có sự thay đổi hình thái thất trái so với nhóm chứng, đo chỉ số Tei ghi nhận chức năng tim bình thường ở VĐV. Từ khóa: Tim vận động viên, siêu âm tim Doppler, chỉ số Tei |
Background: The literature has recorded ECG changes, cardiac morphology in athletes is known by the term "athlete heart syndrome" with normal heart function. Tei Chuwa devised and published in1995 an index of myocardial performance (the Tei index) that evaluates the LV systolic and diastolic function in combination. To contribute to the assessment of cardiac function athlete in Vietnam, besides conventional Tei index, we further evaluated left ventricular tissue Doppler Tei indexes with the following objectives: identify conventional Doppler Tei index and tissue Doppler Tei indexes in professional athletes, compared with a control group and find the correlation between the Tei index with left ventricular morphology among athletes. Material and Methods: Left ventricular morphology, conventional Doppler Tei index and tissue Doppler Tei indexes in 90 athletes and 90 non-athlete controls were evaluated by Doppler echocardiography. Results: there were no significant differences between the athletes and the control subjects with respect to conventional Doppler Tei index and tissue Doppler Tei indexes (lateral, septal). Morphological parameters were significantly greater in athletes than in controls: left atrial diameter (28,57 ± 4,05 vs 26,94 ± 4,84), LVDd (46.44 ± 4,20 vs 44,01 ± 4,86), IVSd (9,34 ± 1,31 vs 24,94 ± 3,76), LVPWd (8,31 ± 1,54 vs 7,93 ± 1,49), LVMI 85,12 ± 15,86 vs 70,59 ± 14,52), p<0,01, <0,05. Tei index had not correlation with LADd, left atrial diameter. The left ventricular mass correlated weakly with conventional Doppler Tei index. Conclusion: The athletes had left ventricular structural changes, compared to controls. Heart function was evalued by Tei index showed normal in athletes. Keywords: Athlete’s heart, Doppler echocardiography, Tei index |