Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh siêu âm và cắt lớp vi tính u máu gan. Đối chiếu mức độ phù hợp chẩn đoán u máu gan giữa siêu âm và cắt lớp vi tính. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu kết quả siêu âm và cắt lớp vi tính của 50 bệnh nhân bao gồm 82 khối u máu gan tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế và bệnh viện Trung Ương Huế từ tháng 3/2012 đến 6/2013, gồm 21 nam và 29 nữ, tuổi trung bình 51,7 ± 13,9 tuổi (từ 30 đến 89 tuổi). Kết quả: Đường kính khối u trung bình là 3,7 ± 1,9 cm. Siêu âm thấy 97,6% khối u có dạng tăng hồi âm và 2,4% giảm hồi âm. Trên cắt lớp vi tính trước tiêm thuốc cản quang, hầu hết các khối u (70,8%) đều giảm tỷ trọng đồng nhất, 26,8% khối u giảm tỷ trọng không đồng nhất với vùng tỷ trọng thấp hơn ở trong khối u chính, 2,4% khối u tăng tỷ trọng trên nền gan nhiễm mỡ giảm tỷ trọng. Sau tiêm thuốc cản quang đều thấy tăng tỷ trọng ngoại vi ở thì sớm, hướng tâm và ngấm đầy thuốc dạng đồng tỷ trọng (85,4%) hay tăng tỷ trọng (14,6%) ở thì muộn. Kết luận: Cắt lớp vi tính xoắn ốc 3 thì có giá trị bổ sung cho siêu âm trong chẩn đoán u máu gan với các dấu hiệu điển hình sau: tổn thương tỷ trọng thấp, giới hạn rõ trước tiêm thuốc cản quang, bắt thuốc sớm, mạnh dạng nốt ngoại vi sau tiêm thì động mạch, ngấm thuốc hướng tâm thì tĩnh mạch cửa và đầy thuốc hoàn toàn ở thì muộn. Cắt lớp vi tính hạn chế trong việc phát hiện đối với những khối u < 1,5 cm (đặc biệt là những khối u < 1cm đường kính). Từ khóa: u máu gan, siêu âm, cắt lớp vi tính, đặc điểm hình ảnh, nghiên cứu. |
Objectives: To assess morphologic features, signal characteristics on sonography and dynamic computed tomography of hepatic hemangiomas. To compare the agreement degree of diagnosis of hepatic hemangiomas between sonography and computed tomography. Material and methods: We researched the sonography and computed tomography findings in 50 patients including 82 lesions hepatic hemangiomas at Hue university hospital and Hue central hospital from march 2012 to june 2013, 21 men and 29 women, mean age 51.7 ± 13.9 (range 30 – 89). Results: Mean mass diameter was 3,7 ± 1,9 cm. Sonography revealed hyperechonic pattern in 97,6% and hypoechonic pattern in 2,4%. On nonenhanced computed tomography, almost tumors (70,8%) showed hypodense, 26,8% had cleftlike areas of lower density than the main mass and 2,4% showed hyperdense lesions in a hypodense fatty liver. Almost tumors were periperally hyperdense on early contrast - enhanced computed tomography, progressive centripetal enhancement and in the delayed phase 85,4% displayed isodense and 14,6% displayed hyperdense fill-in. Conclusions: Triphasic helical computed tomography has additional values for sonography in diagnosis of hepatic hemangioma with typical characteristics: hypodense lesion on nonenhanced computed tomography, periperally hyperdense on early contrast - enhanced computed tomography, progressive centripetal enhancement and complete isodense fill-in of the lesion in the delayed phase. For tiny lesion smaller than 15mm (especially smaller than 10 mm), computed tomography plays a less important role. Key words: hepatic hemangiomas, signal characteristics, sonography, computed tomography, research. |