Tạp chí Y Dược học - Tập 12 (05) năm 2022
Hồ Đắc Trường An, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Chế Thị Len Len, Dương Quang Tuấn, Nguyễn Minh Huy, Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Minh Tâm, Lê Văn Chi
2022 - Tập 12 (05), trang 178
Đặt vấn đề: Việc đánh giá mức độ sẵn sàng học tập của sinh viên ngày càng quan trọng giúp xây dựng môi trường dạy-học hiệu quả, đặc biệt từ khi các mô hình học tập hỗn hợp và trực tuyến được triển khai rộng rãi trong giáo dục y khoa. Nghiên cứu này nhằm (1) Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo “mức độ sẵn sàng học tập trực tuyến” và (2) Xác định mức độ sẵn sàng của sinh viên đối với phương pháp học tập blended learning sử dụng thực tế ảo và các yếu tố liên quan.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 102 sinh viên y khoa năm thứ 5, sử dụng thang đo “mức độ sẵn sàng học tập trực tuyến” phiên bản Việt Nam gồm 16 mục theo 4 thành tố chính: “khả năng học tập tự định hướng”, “động cơ học tập”, “khả năng thành thạo về máy tính và internet”, “khả năng giao tiếp trực tuyến”. Dữ liệu được phân tích dựa trên phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định. Sử dụng phân tích tương quan của Pearson để phân tích mối liên quan giữa các thành tố của thang đo.
Kết quả: Phân tích nhân tố cho thấy mô hình phù hợp với thang đo “mức độ sẵn sàng học tập trực tuyến” trong bối cảnh khóa học blended learning. Sinh viên sẵn sàng học tập theo mô hình blended learning, trong đó “khả năng học tập tự định hướng” là khía cạnh có điểm sẵn sàng cao nhất, tiếp theo là “động cơ học tập” và “khả năng thành thạo về máy tính và internet”. Có mối tương quan mạnh trên tất cả các khía cạnh của thang đo “mức độ sẵn sàng học tập trực tuyến” (p < 0,001). Giới tính, định hướng nghề nghiệp y khoa, mức độ thành thạo máy tính và trải nghiệm về môi trường giáo dục y khoa liên quan có ý nghĩa thống kê với các khía cạnh của thang đo “mức độ sẵn sàng học tập trực tuyến”.
Kết luận: Thang đo “mức độ sẵn sàng học tập trực tuyến” là một công cụ đo lường đáng tin cậy và có giá trị trong việc đánh giá mức độ sẵn sàng đối với khóa học hỗn hợp blended learning có sử dụng thực tế ảo. Cần xây dựng một thang đo đáng tin cậy để đánh giá nhận thức và sự sẵn sàng của giảng viên khi dịch từ giảng dạy truyền thống sang dạy học kết hợp.
Hồ Đắc Trường An, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Chế Thị Len Len, Dương Quang Tuấn, Nguyễn Minh Huy, Huỳnh Văn Minh, Nguyễn Minh Tâm, Lê Văn Chi. (2022). Đánh giá mức độ sẵn sàng của sinh viên về mô hình học tập hỗn hợp blended learning có sử dụng mô phỏng thực tại ảo. Tạp chí Y Dược học, , 178. DOI: 10.34071/jmp.2022.5.26
Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011
tcydhue@huemed-univ.edu.vn
0234-3824663
© 2010-2023
Tạp chí Y Dược học .
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông