Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 11 (01) năm 2021

Khảo sát đặc điểm thống kinh và nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền của sinh viên nữ Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Lê Thị Minh Thảo, Trần Nhật Minh

2021 - Tập 11 (01), trang 79

DOI: 10.34071/jmp.2021.1.11

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thống kinh được hiểu là người phụ nữ bị đau khi hành kinh. Thống kinh thường biểu hiện với các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… nó không chỉ gây đau đớn về mặt thể chất cho người bệnh, tốn kém chi phí điều trị mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thống kinh và nhu cầu điều trị bằng Y học cổ truyền của sinh viên nữ trường Đại học Y dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 409 sinh viên nữ hệ chính quy thuộc 8 ngành học của trường Đại học Y Dược Huế. Sinh viên được hướng dẫn và điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn, sử dụng Thang điểm hồi cứu triệu chứng RSS – Cox để đánh giá các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, sử dụng thang điểm đánh giá mức độ mức độ đau VAS để đánh giá mức độ đau.

Kết quả: Tỷ lệ thống kinh ở sinh viên nữ trường đại học Y Dược Huế là 88,8%. Mức độ đau vừa (theo VAS) chiếm 51,8%, đau nhẹ 30,3% và đau nặng 17,9%. Điểm trung bình RSS-Cox1 là 16,7±10,6 và RSS-Cox 2 là 13,0±9,5. Theo y học cổ truyền, thực chứng chiếm 65,3%, hư chứng 47,9%, nhiệt chứng 3,0% và hàn chứng 51,8%. Về thể lâm sàng, thể hàn thấp ngưng trệ chiếm 38,3%, khí trệ huyết ứ 30,9%, khí huyết lưỡng hư 18,7% và can thận hư 10,5%. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền là 14,9%, xoa bóp bấm huyệt và cứu là hai phương pháp có nhu cầu điều trị cao nhất.

Kết luận: Tỷ lệ thống kinh ở sinh viên nữ hệ chính quy trường Đại học Y Dược Huế ở mức cao, phần lớn có mức độ đau vừa, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt có tần suất xuất hiện nhiều với mức độ khá nặng nề. Theo y học cổ truyền, đa số có biểu hiện của thực chứng và hàn chứng tương ứng với thể hàn thấp ngưng trệ và khí trệ huyết ứ chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thể còn lại. Nhu cầu điều trị thống kinh bằng y học cổ truyền tương đối thấp, đa số có nhu cầu điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt và cứu.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Lê Thị Minh Thảo, Trần Nhật Minh. (2021). Khảo sát đặc điểm thống kinh và nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền của sinh viên nữ Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế. Tạp chí Y Dược học, , 79. DOI: 10.34071/jmp.2021.1.11

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông