Tạp chí Y Dược học - Tập 11 (04) năm 2021
Nguyễn Thiện Phước, Nguyễn Ngọc Lê, Lê Thị Minh Thảo, Nguyễn Viết Phương Nguyên, Nguyễn Thị Tân
2021 - Tập 11 (04), trang 26
Đặt vấn đề: Chẩn đoán bệnh bằng cách xem chỉ văn ngón tay trỏ (CVNTT) là một phương pháp thường dùng trong y học cổ truyền cho trẻ em dưới 3 tuổi. Trong phương pháp này, thầy thuốc quan sát các thay đổi về hình dạng, màu sắc và vị trí của hệ tĩnh mạch ngoại vi ngón tay trỏ để chẩn đoán và tiên lượng bệnh của trẻ.
Mục tiêu: Xác định giá trị của phương pháp xem chỉ văn ngón tay trỏ trong chẩn đoán mức độ suy dinh dưỡng (SDD) cấp ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi để ứng dụng trên lâm sàng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 127 trẻ gồm 35 trẻ khỏe và 92 trẻ thuộc nhóm trẻ suy dinh dưỡng cấp. Kết quả: Nếu dùng tiêu chuẩn vị trí của chỉ văn từ Khí quan trở lên làm một dấu chứng tiên lượng suy dinh dưỡng nặng thì độ chính xác (A) của phương pháp này là 74%, độ đặc hiệu (Sp) là 81%, độ nhạy (Se) là 60% và giá trị dự báo dương tính (Vp) là 60%.
Kết luận: Có thể sử dụng phương pháp này như là một dấu hiệu hỗ trợ để tiên lượng mức độ suy dinh dưỡng cấp ở cộng đồng.
Nguyễn Thiện Phước, Nguyễn Ngọc Lê, Lê Thị Minh Thảo, Nguyễn Viết Phương Nguyên, Nguyễn Thị Tân. (2021). Nghiên cứu giá trị của phương pháp xem chỉ văn ngón tay trỏ trong chẩn đoán mức độ suy dinh dưỡng cấp ở trẻ em. Tạp chí Y Dược học, , 26. DOI: 10.34071/jmp.2021.4.4
Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011
tcydhue@huemed-univ.edu.vn
0234-3824663
© 2010-2023
Tạp chí Y Dược học .
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông