Tạp chí Y Dược học - Tập 6 (06) năm 2016
Thái Quang Hùng, Đinh Thanh Huề, Trần Đình Bình
2016 - Tập 6 (06), trang 128
Đặt vấn đề: Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm do enterovirus gây ra. Bệnh lành tính và tự giới hạn trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh diễn tiến nặng với các biến chứng thần kinh, tim mạch và có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Nhận ra một số yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng là rất quan trọng. Dựa vào các yếu tố nguy cơ này, các bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở có thể nhanh chóng phân loại bệnh nhân tay chân miệng và có thái độ xử lý thích hợp: chuyển bệnh nhân tay chân miệng có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng vào bệnh viện sớm để theo dõi chặt chẽ và xử lý tiếp theo, trong khi những người có nguy cơ thấp có thể được chăm sóc ngoại trú sau khi giáo dục và tư vấn cho cha mẹ bệnh nhi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu bệnh chứng dựa vào bệnh viện được tiến hành trên 150 ca bệnh là bệnh nhân TCM nặng (từ 2b trở lên), 150 ca chứng là bệnh nhân TCM nhẹ (độ 1, 2a) với tiêu chí kết đôi theo nhóm tuổi, giới tính, dân tộc và địa bàn cư trú. Cả ca bệnh và ca chứng đều nhập viện điều trị tại cùng một bệnh viện và dương tính với EV hoặc EV71 (kỹ thuật PCR). Nhóm bệnh và nhóm chứng được so sánh với nhau về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ nặng của bệnh TCM.
Kết quả: tích hồi quy logistic cho thấy các yếu tố nguy cơ trước khi trẻ nhập viện điều trị: là suy dinh dưỡng, không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, học vấn của mẹ thấp và chăm sóc trẻ ốm chưa tốt; các yếu tố nguy cơ khi trẻ nhập viện điều trị: đỉnh nhiệt ≥ 39oC, không có dấu hiệu loét ở miệng, bệnh sử giật mình, tăng bạch cầu và tác nhân gây bệnh là EV71.
Kết luận: những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc TCM nặng bao gồm: suy dinh dưỡng thể thấp còi (OR=1,84 – KTC95%: 1,05-3,22); không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (OR=2,03 – KTC95%: 1,08-3,84); học vấn của người mẹ thấp (OR=2,77 – KTC95%: 1,06-7,28); nhóm bà mẹ chăm sóc trẻ ốm chưa tốt (OR=3,93 – KTC95%: 2,40-6,44); đỉnh nhiệt ≥ 39oC (OR=3,63-KTC95%: 1,91-6,90); Không có dấu hiệu loét miệng (OR=2,45-KTC95%: 1,28-4,69); Bệnh sử giật mình (OR=9,93-KTC95%: 4,89-20,14); Tăng bạch cầu ≥ 11,0 (K/µl) (OR=2,52-KTC95%: 1,36-4,69); Bệnh nhân nhiễm EV71 (OR=2,46-KTC95%: 1,29-4,69).
Thái Quang Hùng, Đinh Thanh Huề, Trần Đình Bình. (2016). MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG. Tạp chí Y Dược học, , 128. DOI: 10.34071/jmp.2016.6.18
Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011
tcydhue@huemed-univ.edu.vn
0234-3824663
© 2010-2023
Tạp chí Y Dược học .
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông