Tạp chí Y Dược học - Tập 7 (02) năm 2017
Ngô Đức Ngọc
2017 - Tập 7 (02), trang 105
Đặt vấn đề: Ngộ độc paraquat hiện nay khá phổ biến ở Việt Nam, tiên lượng độ nặng và tử vong lúc đầu rất khó khăn. Nồng độ paraquat trong huyết tương là một yếu tố có giá trị tiên lượng tử vong cao.
Mục tiêu: Ứng dụng xét nghiệm định lượng paraquat huyết tương trong chẩn đoán mức độ nặng, tiên lượng bệnh nhân ngộ độc cấp paraquat.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả phân tích tất cả các bệnh nhân ngộ độc paraquat điều trị tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai trong thời gian 4/2015 đến 5/2016.
Kết quả: Có 92 bệnh nhân, 52,6% nam, 47,4% nữ, tuổi trung bình là 34,2 ± 14,5. 52 bệnh nhân tử vong (62,37%). Nhóm sống nồng độ paraquat huyết tương lúc vào thấp hơn nhóm tử vong (2,6 ± 4,92 so với 23,8 ± 27,64, p<0,001), nồng độ paraquat huyết tương không có tương quan với điểm độ nặng ngộ độc (PSS). SIPP có giá trị tốt trong tiên lượng tử vong. Diện tích dưới đường cong của SIPP là 0,860, p<0,001 (95% CI: 0,782 – 0,938). Giá trị SIPP = 15 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất (tương ứng 0,750 và 0,767).
Kết luận: Xét nghiệm định lượng paraquat huyết tương có giá trị tốt trong chẩn đoán mức độ nặng và tiên lượng tử vong. Điểm SIPP có giá trị tốt dùng để tiên lượng tử vong.
Ngô Đức Ngọc. (2017). GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ PARAQUAT HUYẾT TƯƠNG TRONG TIÊN LƯỢNG ĐỘ NẶNG VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP PARAQUAT. Tạp chí Y Dược học, , 105. DOI: 10.34071/jmp.2017.2.19
Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011
tcydhue@huemed-univ.edu.vn
0234-3824663
© 2010-2023
Tạp chí Y Dược học .
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông