Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 7 (06) năm 2017

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC 3 ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY

Nguyễn Sanh Tùng

2017 - Tập 7 (06), trang 99

DOI: 10.34071/jmp.2017.6.14

Tóm tắt

Tăng tiết mồ hôi nguyên phát (primary hyperhidrosis) là tình trạng mồ hôi tiết ra quá mức bình thường ở lòng bàn tay, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, tỷ lệ thay đổi từ 2% đến 4,6% dân cư. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực qua nội soi là phương pháp điều trị được chọn lựa và được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn chưa thống nhất trong việc chỉ định can thiệp vào những hạch nào. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá kết quả cắt hạch giao cảm ngực 3 trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, phối hợp mô tả cắt ngang và theo dõi dọc, can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả: Sau mổ, hết hẳn và giảm nhiều mồ hôi tay đạt 95,1%  và 4,9% người bệnh, hết và giảm mồ hôi chân trong 39,5% và 49,4% trường hợp. Tình trạng tăng tiết bù trừ sau mổ 12 tháng và 24 tháng giảm rõ, ở vùng lưng từ 67,8% xuống còn 33,3%; vùng bụng từ 54,0% xuống 37,0%; vùng cẳng chân 40,2% xuống còn 17,3%, vùng đùi 20,7% xuống 9,9% và vùng ngực từ 17,2% xuống còn 9,9% các trường hợp tái khám. Đánh giá chung, kết quả tốt tốt chiếm 95,1%, trung bình 4,9%; tất cả đều đáp ứng điều trị và không có bất cứ biến chứng hay kết quả xấu nào. Sau mổ 24 tháng: có 92,6% bệnh nhân hài lòng về kết quả điều trị và 7,4% trường hợp chưa hài lòng do ra mồ hôi bù trừ và khô bàn chân. Kết luận: Phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực 3 qua nội soi để điều trị tăng tiết mồ hôi tay là phương pháp điều trị có kết quả rất tốt, hạn chế mồ hôi bù trừ và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Sanh Tùng. (2017). KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC 3 ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY. Tạp chí Y Dược học, , 99. DOI: 10.34071/jmp.2017.6.14

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông