Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 7 (02) năm 2017

KHẢO SÁT RỐI LOẠN VỀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH VÀ ĐIỆN GIẢI CỦA BỆNH NHÂN NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM NHANH TẠI GIƯỜNG BỆNH (POCT) NHẬP VIỆN KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Trương Thế Hiệp, Phạm Trí Dũng, Lê Phước Đại, Phạm Văn Khiêm, Võ Hạnh, Tôn Thất Quang Thắng, Trịnh Hoàng Nguyên, Hồ Khánh Thành, Vũ Thị Thanh Hương

2017 - Tập 7 (02), trang 9

DOI: 10.34071/jmp.2017.2.1

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các rối loạn khí máu động mạch và điện giải của nhóm bệnh lý nặng nhập viện tại khoa Cấp cứu chưa từng được khảo sát trong nước. Việc phát hiện rối loạn nặng,chẩn đoán nhanh, chính xác để đưa ra quyết định điều trị hiệu quả là một yêu cầu thiết yếu.

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát rối loạn về khí máu động mạch và điện giải từ đó tìm ra tỉ lệ các rối loạn nặng của bệnh nhân nặng tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy.

Thiết kế nghiên cứu: Một nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Bệnh nhân được triage ưu tiên 1, được điều trị tại phòng hồi sức tích cực (khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy), có chỉ định làm khí máu động mạch bằng POCT (iSTAT ® CG8) từ 01/6/2016 đến 31/8/2016 được đưa vào nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu: có 203 trường hợp được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 50,2, nhóm tuổi 25-49 chiếm tỉ lệ 74,8%, tỉ lệ nam / nữ là 1,25. Tỉ lệ chấn thương/không chấn thương là 1,13 với tỉ lệ chấn thương sọ não và bệnh lý hô hấp có tỉ lệ cao. Đa số bệnh nhân có tình trạng sốc. Đa số bệnh nhân chấn thương có khí máu động mạch bình thường trong khi không chấn thương có kết quả toan kiềm hỗn hợp. Tình trạng sốc gây toan chuyển hóa cao trong khi không sốc tỉ lệ khí máu động mạch bình thường là chủ yếu. Bệnh nhân chấn thương có trung bình đường huyết cao hơn, Kali thấp hơn trong khi tình trạng sốc có thể gây đường huyết cao hơn, Natri thấp hơn. Có 14,7% bệnh nhân có PaO2 <40mmHg, 10,3% có pH<6,9 và  22,2% có pCO2>45mmHg. Có 10,8% bệnh nhân có đường huyết <70mg/dl, 31%  đường huyết >200mg/dl. Có 11,8% Natri máu <120mmol/l trong khi 13,3% Natri máu >160mmol/l. Có 12,8% Kali máu <2,8mmol/l trong khi 15,2% có Kali máu >5.5mmol/l. Sử dụng POCT cho kết quả nhanh hơn: 2,67 phút với chi phí cao hơn không đáng kể.

Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy được các tần suất rối loạn khí máu động mạch, điện giải của các nhóm bệnh nặng thường vào Cấp cứu cũng như cho thấy các tỉ lệ rối loạn nặng có thể gây nguy hiểm. Từ đó, việc chẩn đoán nhanh, chính xác bằng POCT sẽ giúp có được chiến lược điều trị hiệu quả.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Trương Thế Hiệp, Phạm Trí Dũng, Lê Phước Đại, Phạm Văn Khiêm, Võ Hạnh, Tôn Thất Quang Thắng, Trịnh Hoàng Nguyên, Hồ Khánh Thành, Vũ Thị Thanh Hương. (2017). KHẢO SÁT RỐI LOẠN VỀ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH VÀ ĐIỆN GIẢI CỦA BỆNH NHÂN NẶNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM NHANH TẠI GIƯỜNG BỆNH (POCT) NHẬP VIỆN KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN CHỢ RẪY. Tạp chí Y Dược học, , 9. DOI: 10.34071/jmp.2017.2.1

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông