Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 28-29/2015 năm 2015

Khảo sát khẩu phần ăn của trẻ 1 đến 5 tuổi tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế năm 2014 bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ

Hoàng Thị Bạch Yến, Phạm Thị Hải, Hoàng Đình Tuyên, Lê Thị Hương, Võ Văn Thắng và cộng sự

2015 - Số 28-29/2015, trang 153

DOI: 10.34071/jmp.2015.4_5.21

Tóm tắt

Điều tra tiêu thụ thực phẩm là bộ phận thiết yếu trong các cuộc điều tra dinh dưỡng. Điều tra khẩu phần nhằm xác định loại và số lượng thực phẩm tiêu thụ, cho biết khẩu phần ăn có cân đối hay không, mối liên quan giữa chất dinh dưỡng ăn vào với sức khỏe, bệnh tật và tình trạng kinh tế, văn hóa, xã hội… Có nhiều phương pháp để điều tra tiêu thụ lương thực thực phẩm. Phương pháp hỏi ghi 24 giờ qua giúp tìm hiểu những thực phẩm mà đối tượng đã ăn ngày hôm trước hoặc 24 giờ trước khi phỏng vấn. Điều tra tiêu thụ thực phẩm ở trẻ em cho biết tình trạng ăn uống của trẻ, mức độ đáp ứng so với nhu cầu để từ đó có những biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo trẻ được dinh dưỡng hợp lý. Mục tiêu: 1. Tìm hiểu số lượng từng nhóm thực phẩm được tiêu thụ trong 24 giờ của trẻ 1 đến 5 tuổi tại phường Phước Vĩnh thành phố Huế; 2. Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn của đối tượng này và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 trẻ từ 1 đến 5 tuổi và bố mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc trẻ, hiện đang sinh sống tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Phỏng vấn bố mẹ hoặc người chăm sóc để ghi lại lượng thực phẩm trẻ đã tiêu thụ trong 24 giờ trước đó. Kết quả: 82% trẻ có khẩu phần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm. Tỷ lệ phần trăm glucid, protein, lipid trên tổng năng lượng ăn vào của trẻ lần lượt là 44,1%, 19,5%, 36,3% ở nhóm 12-<48 tháng tuổi và 50%, 19,5%, 30,6% ở nhóm 48-<72 tháng tuổi. Tổng năng lượng ăn vào và protein khẩu phần cao hơn so với nhu cầu (p<0,05) trong khi lượng glucid và lipid lại thấp hơn nhu cầu (p<0,05). Kinh tế gia đình có liên quan có ý nghĩa thống kê với sự đa dạng về thành phần (đủ 4 nhóm thực phẩm) trong khẩu phần ăn của trẻ (p<0,05) và phần trăm tổng năng lượng đạt được so với nhu cầu trong khẩu phần ăn của trẻ (p<0,05). Kết luận: Khẩu phần ăn trẻ 1 đến 5 tuổi chưa cân đối, cần có nghiên cứu sâu hơn để có biện pháp can thiệp kịp thời. Từ khóa: hỏi ghi 24 giờ, trẻ 1 đến 5 tuổi, thành phố Huế.

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Hoàng Thị Bạch Yến, Phạm Thị Hải, Hoàng Đình Tuyên, Lê Thị Hương, Võ Văn Thắng và cộng sự. (2015). Khảo sát khẩu phần ăn của trẻ 1 đến 5 tuổi tại phường Phước Vĩnh, thành phố Huế năm 2014 bằng phương pháp hỏi ghi 24 giờ. Tạp chí Y Dược học, , 153. DOI: 10.34071/jmp.2015.4_5.21

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông