Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 10/2012 năm 2012

Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh vi nấm ở da của bệnh nhân khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược huế

Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Phan Thị Hằng Giang, Nguyễn Thị Hoá

2012 - Số 10/2012, trang 76

DOI: 10.34071/jmp.2012.4.11

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ nhiễm nấm ở da và các cơ quan phụ cận (tóc, móng) của các bệnh nhân có thương tổn lâm sàng nghi nhiễm nấm da tại Khoa Ký sinh trùng Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. 2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỷ lệ bệnh nấm ở da và cơ quan phụ cận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 415 bệnh nhân đến khám tại phòng khám Da liễu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế được chẩn đoán theo dõi bệnh nấm da dựa trên các triệu chứng lâm sàng và cho làm xét nghiệm trực tiếp tìm nấm tại Khoa Ký sinh trùng. Kết quả: 1.Tỷ lệ bệnh nấm ở da, tóc và móng của các đối tượng có thương tổn lâm sàng nghi nhiễm nấm: Tỷ lệ bệnh là 51,81%, các thể bệnh lâm sàng: nấm thân 33,02%, nấm bẹn 29,30%, nấm da bàn chân 6,05%, viêm quanh móng – móng 5,58%, chốc đầu 3,72%, nấm móng 3,72%, da bàn tay – viêm kẻ tay 3,72%, thể bệnh phối hợp 14,88%. 2. Các yếu tố liên quan của bệnh vi nấm ở da và cơ quan phụ cận: Tuổi: độ tuổi 16 -25 có tỷ lệ nhiễm nấm cao hơn các độ tuổi khác (73,95%); Giới: nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (nam 71,16% và 28,84% nữ) và sự khác biệt theo giới rõ ràng trong nhóm tuổi 16 – 25; Nghề nghiệp: tỷ lệ nhiễm nấm của học sinh sinh viên (58,85%), nông dân (62,50%), công nhân (58,33%), thợ thủ công (62,50%) cao hơn các nhóm nghề nghiệp khác; Nơi sống: đối tượng sống ở nông thôn và thành thị tập thể có tỷ lệ nhiễm nấm cao hơn đối tượng sống thành thị nhà riêng (tỷ lệ lần lần lượt là 63,13%, 57,44% so với 37,27%); Loại thuốc sử dụng trước khi đến khám: tỷ lệ bệnh cao nhất ở những đối tượng có sử dụng corticoides trước đó (87,50%); Môi trường sống và đặc điểm cá nhân: các yếu tố không có sẵn nước để dùng, ra mồ hôi, thường xuyên hoạt động thể lực có sự liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm nấm da, tỷ lệ nhiễm nấm da ở đối tượng có đặc điểm này lần lượt là 84,31%, 56,36% và 95,88% cao hơn so với nhóm đối tượng không có các yếu tố này (47,25%, 42,86% và 38,36%). Từ khóa: bệnh nấm ở da và cơ quan phụ cận, thể bệnh lâm sàng, tinea.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Phan Thị Hằng Giang, Nguyễn Thị Hoá. (2012). Nghiên cứu bệnh nguyên bệnh vi nấm ở da của bệnh nhân khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược huế. Tạp chí Y Dược học, , 76. DOI: 10.34071/jmp.2012.4.11

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông