Qua điều tra khảo sát 300 sinh viên y khoa gồm 150 sinh viên khối Y6, khoá học 2002-2008 và 150 sinh viên khối Y44, khoá học 2004-2008 tại trường Đại học Y Dược Huế về kiến thức phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, chúng tôi nhận thấy: 1. Kiến thức của sinh viên về nhiễm khuẩn bệnh viện: - Kiến thức chung về nhiễm khuẩn bệnh viện, trong đó khái niệm về nhiễm khuẩn bệnh viện được sinh viên cả hai khối hiểu biết ở mức rất thấp, trung bình chung chỉ chiếm 68,9%, so sánh giữa hai khối sinh viên được điều tra có khác nhau (66.5% ở khối Y6 và 71.3% ở khối Y44). - Hiểu biết về nguyên nhân và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện của số sinh viên được điều tra, 87.7% số sinh viên được điều tra đã trả lời đúng, tỷ lệ trả lời đúng có cao hơn ở khối Y6 (90.9%) so với khối Y44 (84.5%). - Hiểu biết về nguồn lây và nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện của nhân viên y tế, 88.2% số sinh viên được điều tra đã trả lời đúng, tỷ lệ trả lời đúng có cao hơn ở khối Y6 (91.2%) so với khối Y44 (85.2%). - Hiểu biết về một số biện pháp phòng ngừa và giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện, chỉ có 72.6% số sinh viên được điều tra đã trả lời đúng. Hiểu biết về mục tiêu kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chung cho cả hai nhóm sinh viên được điều tra là 86.2%. - Về vai trò và ý nghĩa của rửa tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, có 83.9% số sinh viên đã trả lời đúng, hiểu đúng về thao tác rửa tay trong phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện. - Hiểu đúng về biện pháp sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh trong kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện chung cho cả hai nhóm đối tượng được khảo sát là 77.7%, nhóm đối tượng Y6 trả lời đúng ở tỷ lệ cao hơn (83.3% so với 71.9%). 2. Đề xuất biện pháp nâng cao kiến thức của sinh viên về nhiễm khuẩn bệnh viện:Cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện, tăng cường đào tạo chính khoá chương trình phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện, nhắc lại thường xuyên khi sinh viên thực hành tại bệnh viện, kiểm tra quy chế bệnh viện đối với sinh viên thực tập về các qui định, quy trình kỹ thuật chống nhiễm khuẩn, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên về chống nhiễm khuẩn bệnh viện. |
By investigation on 300 students including 150 students of Y6 in the course 2002-2008 and 150 students of Y44 in the course 2004-2008 at the Hue college of Medicine and Pharmacy on the knowledge to control and prevent hospital infections, our findings are: 1. Knowledge of students on hospital infections:- Knowledge about hospital infections: knowledge on hospital infections of both groups of students are very low, the average account is only 68.9%, there is a difference between two student groups (66.5% in Y6 and 71.3% in Y44), - Knowledge about the causes and factors causing hospital infections of the students were 87.7%, the percentage of correct answer is higher in Y6 (90.9%) than in Y44 (84.5%). - Knowledge about the source of infection and the risk of infections at the hospital's medical staff, there are 88.2% of the students investigated that have been answered correctly, the percentage of correct answer is higher in Y6 (91.2 %) than in Y44 (85.2%).- Knowledge about some measures to prevent and control hospital infections, only 72.6% of the students investigated have been answered correctly. Knowing the objective to control hospital infections for both groups of students investigated is 86.2%. - Regarding the role and meaning of hand washing in the prevention of hospital infections, with 83.9% of students answered correctly. - Knowledge about the correct measures to use reasonable antibiotics in control hospital infections for both groups surveyed is 77.7%, students of Y6 group answered correctly in higher rate 83, 3% than in 71.9% in Y4/4 group. 2. Propose measures to improve the knowledge of students on hospital infection: There is a strong need to raise the awareness of the importance of working against hospital infections, increase training to control and prevent hospital infections, remind regularly when students practice at the hospital, examine the hospital principles for student in practice, particularly in hospital infection control and increase the scientific research of students on hospital infection. |