Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 45 bệnh nhân viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2018. Kết quả: Nam/nữ là 1: 5.5; tuổi trung bình là 54,16 ± 10,29 tuổi (34–74). Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ghi nhận khi vào viện: nhiệt độ cơ thể: 38,87 ± 0,66°C, mạch 94,38 + 12,29 lần/phút, Nhịp thở là 24,62 ± 5,57 l/phút; Huyết áp tâm thu là 120,11 ± 16,39 mmHg; Huyết áp tâm trương là 73,66 ± 9,19 mmHg. Bạch cầu máu là 13,97 ± 5,27g/l; tiểu cầu là 266,91 ± 139,932 g/l, Creatinin là 96,09 ± 34,023 umol/l; K+ là 3,47 ± 0,59 mmol/l; Na+ là 132,93 ± 3,23 mmol/l; Cl-: 94,88 ± 3,90 mmol/l; CRP là 160,08 ± 96,42 mg/l; Procalcitonin là 9,21 ± 22,57 ng/ml; Kích thước trung bình của các mảnh sỏi là 15,89 ± 9,84 mm (5-47). Mức ứ nước của thận là đô 0: 3 bệnh nhân (6,7%), độ 1: 18 bệnh nhân (40%), độ 2: 11 bệnh nhân (24,4%), độ 3: 13 bệnh nhân (28,9%). Cấy nước tiểu phía dưới tắc nghẽn: dương tính (14 bệnh nhân – 31,1%). Hội chứng SIRS: dương tính (39 bệnh nhân – 86,7%). 44 trường hợp (97,8%) được giải áp tắc nghẽn bằng phương pháp đặt thông niệu quản (thông JJ) và 1 trường hợp (2,2%) dẫn lưu thận qua da và sử dụng kháng sinh. Đa số các bệnh nhân cải thiện tốt về mặt lâm sàng (hết sốt, hết đau vùng thắt lưng, rung thận không đau) và các chỉ số cận lâm sàng (bạch cầu máu là 13,97 ± 5,27g/l, CRP là 160,08 ± 96,42 mg/l; Procalcitonin là 9,21 ± 22,57 ng/ml). Kết luận: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên cấp tính tắc nghẽn do sỏi là một cấp cứu niệu khoa cần phải dẫn lưu tắc nghẽn can thiệp kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề như nhiễm khuyết, sốc nhiễm khuẩn. |
Purposes: To evaluate the effectiveness drainage for acute obstructive pyelonephritis secondary to ureteric calculi. Materials and Methods: 45 patients with obstructive pyelonephritis due to urolithiasis were hospitalized between October 2015 and Mars 2018 at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. Results: The male to female ratio was 1 : 5.5. The median age was 54.16 ± 10.29 years (range 34 – 74 years). The physical findings at the time of hospitalization were as follows: body temperature 38.87 ± 0.66°C, pulse rate 94.38 + 12.29/min, respiratory rate 24.62 ± 5.57/min, systolic blood pressure 120.11 ± 16.39 mmHg, diastolic blood pressure 73.66 ± 9.19 mmHg. The laboratory findings were as follows: WBC: 13.97 ± 5.27g/l, platelets 266.91 ± 139.932 g/l, serum creatinine 96.09 ± 34.023 umol/l, serum CRP 160.08 ± 96.42 mg/l, serum procalcitonin 9.21 ± 22.57 ng/ml. The average size of the stones was 15.89 ± 9.84 mm (5 - 47). 14 patients had a positive urine culture result. The SIRS in 39 patients (86.7%). 44 patients (97.8%) received transurethral stenting using a double-J ureteral catheter and 1 patient (2.2%) received percutaneous nephrostomy. All patients received antimicrobial therapies. After the drainage of the upper urinary tract and antimicrobial therapies, all patients were apyretic. The flank pain and of the costovertebral angle tenderness disappeared. The serum WBC, CRP and Procalcitonin were decreased. Conclusions: Upper urinary tract infection in the patient with obstructive urolithiasis is a urologic emergency. It is necessary to drainage early to avoid septic shock and eventually death. |