Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

VAI TRÒ CỦA ĐẶT ỐNG THÔNG MŨI DẠ DÀY SAU KHÂU LỖ THỦNG ĐIỀU TRỊ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG CÓ KÍCH THƯỚC NHỎ
THE ROLE OF NASOGASTRIC TUBE AFTER LAPAROSCOPIC REPAIR OF SMALL PERFORATION OF DUODENAL ULCERS IN LOW RISK PATIENTS
 Tác giả: Nguyễn Hữu Trí
Đăng tại: Tập 9 (04); Trang: 66
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Nghiên cứu này có mục tiêu đánh giá vai trò của đặt ống thông mũi dạ dày sau phẫu thuật khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng ở những bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng có kích thước lỗ thủng nhỏ.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Gồm 69 bệnh nhân bị thủng ổ loét tá tràng có kích thước lỗ thủng ≤ 5 mm, có ASA ≤ 3, chỉ số Boey ≤ 1, được điều trị bằng phương pháp khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2018. Bệnh nhân chia hai nhóm: nhóm đặt ống thông mũi dạ dày sau khâu lỗ thủng và nhóm bệnh nhân không đặt ống thông mũi dạ dày do không hợp tác.

Kết quả: Tuổi trung bình 47,8 ± 14,7 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 22. Thời gian từ khi khởi phát đến khi nhập viện trung bình 7,5 ± 5,5 giờ. Bệnh nhân có chỉ số Boey 0 là 60 (87,0%), Boey 1 là 9 (13,0%). Kích thước lỗ thủng trung bình là 3,5 ± 1,0 mm. 100% lỗ thủng ở mặt trước hành tá tràng. Ở nhóm có đặt ống thông mũi dạ dày có thời gian lưu ống thông trung bình là 2,9 ± 0,7 ngày. Nhóm bệnh nhân không đặt ống thông mũi dạ dày có thời gian tái lập lưu thông tiêu hóa trung bình nhanh hơn nhóm có đặt ống: 1,8 ± 0,5 ngày so với 2,6 ± 0,7 ngày (p = 0,042), thời gian nằm viện ngắn hơn: 4,5 ± 0,6 ngày so với 5,8 ± 0,8 ngày (p = 0,026). Thời gian dùng thuốc giảm đau giữa hai nhóm không khác nhau có ý nghĩa thống kê (2,3 ± 0,5 ngày so với 2,8 ± 0,8 ngày, p = 0,097). Cả hai nhóm không có biến chứng hay tử vong sau mổ.

Kết luận: Bệnh nhân không lưu ống thông mũi dạ dày sau khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng có thời gian phục hồi lưu thông tiêu hóa ngắn hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn. Việc lưu ống thông mũi dạ dày sau khâu lỗ thủng ở những bệnh nhân có lỗ thủng nhỏ ≤ 5 mm, có yếu tố nguy cơ thấp dường như không thực sự cần thiết.

Từ khóa:thủng ổ loét tá tràng, khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng, phẫu thuật nội soi, ống thông mũi dạ dày
Abstract:

Background: The aim of this study was to evaluate the role of nasogastric tube after laparoscopic repair of small peforation of duodenal ulcers in low risk patients.

Methods: A retrospective study on 69 consecutive perforated duodenal ulcer patients with size of perforation of less than 5 mm, ASA score of less than 4, Boey score of less than 2, treated with laparoscopic repair at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from January 2012 to June 2018. Patients were divided into two groups: group 1 with postoperative nasogastric tube and group 2 without postoperative nasogastric tube because patients were uncooperative and removed the nasogastric tube themselves.

Results: The mean age was 47.8 ± 14.7 years. Male/female ratio was 22.  The mean of duration from symptom onset until surgery was 7.5 ± 5.5 hours. 60 patients (87.0%) had a Boey score of 0 and nine patients (13.0%) had a Boey score of 1. The mean of size of perforation was 3.5 ± 1.0 mm. All of perforations were on the anterior duodenal wall. The patients in the group 2 had a significantly shorter interval between surgery and passage of first flatus than in group 1 (1.8 ± 0.5 days vs 2.6 ± 0.7 days (p = 0.042)), had a significantly shorter postoperative hospital stay than in group 1 (4.5 ± 0.6 days vs 5.8 ± 0.8 days (p = 0.026)).  There was no significant difference between group 1 and group 2 in the duration of analgesic use (2.3 ± 0.5 days vs 2.8 ± 0.8 days, p = 0.097). There was no morbidity or mortality in two groups.

Conclusions: The patients without postoperative nasogastric tube had a significantly shorter interval between surgery and passage of first flatus and postoperative hospital stay. The use of postoperative nasogastric tube in small perforations of duodenal ulcers in low risk patients seems to be unnecessary.

Key words: Perforated duodenal ulcer, laparoscopic repair, laparoscopic surgery, nasogastric tube

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 9 (04)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH KHÁNG OXY HÓA VÀ ĐỘC TÍNH CẤP ĐƯỜNG UỐNG CỦA CAO CHIẾT TỪ VỎ QUẢ LỰU (PUNICA GRANATUM L.)
Tác giả:  Lý Hải Triều, Võ Tuấn Anh, Nguyễn Việt Hồng Phong, Phạm Thị My Sa, Lâm Bích Thảo, Nguyễn Hoàng Lên, Lê Văn Minh
14127
2HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA THỂ HUYẾT Ứ BẰNG BÀI THUỐC THÂN THỐNG TRỤC Ứ THANG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM
Tác giả:  Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Trúc Quỳnh, Nguyễn Thị Tân
112415
3NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ ENZYME ACETYLCHOLINESTERASE CỦA HAI LOÀI LEEA SP. - HỌ GỐI HẠC (LEEACEAE)
Tác giả:  Lê Thị Bích Hiền, Lê Thị Minh Quý
90622
4ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MẢNH XƯƠNG VÒM SỌ CHÓ SAU BẢO QUẢN TẠI ĐƠN VỊ BẢO QUẢN MÔ – BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Phương Thảo Tiên, Trần Anh Hùng, Lê Nghi Thành Nhân, Lê Văn Tâm, Nguyễn Phạm Phước Toàn, Nguyễn Phan Quỳnh Anh, Võ Thị Hạnh Thảo, Võ Thị Trang
78530
5KHẢO SÁT TỶ LỆ ĐAU ĐẦU VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT LẤY THAI
Tác giả:  Phạm Thị Minh Thư, Đỗ Thị Hoàng Yến, Lê Văn Long, Nguyễn Văn Minh, Võ Việt Hà, Bùi Thị Thúy Nga
108737
6ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ BẰNG VAN KHÔNG KHÂU
Tác giả:  Bùi Đức An Vinh, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Bá Phong, Adama Sawadogo, Kasra Azarnoush
106244
7NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TỈNH QUẢNG NAM
Tác giả:  Tô Mười, Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh
85051
8ỨNG DỤNG SIÊU ÂM 2D, SIÊU ÂM ĐÀN HỒI ARFI VÀ MAMMOGRAPHY TRONG CHẨN ĐOÁN CÁC KHỐI U ĐẶC Ở VÚ
Tác giả:  Trần Thị Sông Hương, Nguyễn Hoàng Minh Thi
82258
9VAI TRÒ CỦA ĐẶT ỐNG THÔNG MŨI DẠ DÀY SAU KHÂU LỖ THỦNG ĐIỀU TRỊ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG CÓ KÍCH THƯỚC NHỎ
Tác giả:  Nguyễn Hữu Trí
86066
10NGHIÊN CỨU TỈ LỆ TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TỈNH QUẢNG NAM
Tác giả:  Tô Mười, Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh
89671
11TÍNH SẴN CÓ VÀ SẴN DỤNG CỦA CÁC DỊCH VỤ QUẢN LÝ BỆNH TIM MẠCH TẠI CÁC TRẠM Y TẾ THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Võ Đức Toàn, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Minh Tâm
85378
12NHẬN BIẾT SỚM TRẺ CÓ NGUY CƠ RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý DỰA TRÊN THANG ĐO VANDERBILT GIÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ BỐ MẸ
Tác giả:  Lê Đình Dương, Võ Văn Thắng, Nguyễn Thị Mai, Võ Thị Hân, Nguyễn Hữu Châu Đức, Hoàng Hữu Hải, Đặng Ngọc Thanh Thảo
102385
13HÀNH VI TÌM KIẾM SỰ TRỢ GIÚP ĐỐI VỚI CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Thị Hương Lan
126292
14NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MÔ MỀM MẶT NGHIÊNG TRÊN SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Lê Minh Trang, Phan Anh Chi
77498
15ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII NGOẠI BIÊN THỂ PHONG HÀN GIAI ĐOẠN BÁN CẤP VÀ PHỤC HỒI BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VỚI THUỐC CỔ TRUYỀN
Tác giả:  Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Thị Thảo Quyên, Nguyễn Quang Tâm, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Nhật Minh
931104
16ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Phan Thắng, Lê Phú Trà My, Bùi Văn Rin, Nguyễn Thị Ý Nhi, Bùi Mạnh Hùng, Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Văn Minh
786111

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,073 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,162 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,507 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,494 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,314 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,286 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,142 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,931 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,896 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,882 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo


ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN