Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH PHÓNG NOÃN CỦA CHẤT ỨC CHẾ MEN THƠM HÓA (AI) Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
EFFECT OF AROMATASE INIBITOR IN OVULATION INDUCTION IN FETILE WOMEN WITH POLYCYSTIC OVARY SYNDROME
 Tác giả: Lê Minh Tâm
Đăng tại: Tập 4(3) - Số 21/2014; Trang: 86
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Cơ sở nghiên cứu: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh nữ do rối loạn phóng noãn. Clomiphene citrate (CC) là một lựa chọn đầu tay giúp cải thiện phóng noãn nhưng có một số tác dụng không mong muốn do điều hòa giảm thụ thể estrogen. Chất ức chế men thơm hóa (AI) là nhóm thuốc mới hơn làm tăng sản xuất FSH nội sinh giúp cải thiện phóng noãn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng so sánh ngẫu nhiên trên 64 trường hợp phụ nữ vô sinh có HCBTĐN đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, xen kẽ chỉ định kích thích phóng noãn với nhóm dùng AI và nhóm dùng CC từ ngày 2 chu kỳ. Theo dõi sự phát triển nang noãn và phóng noãn qua siêu âm. Chỉ tiêu đánh giá là siêu âm nang noãn và nội mạc ngày 10, ngày nang trưởng thành, đánh giá phóng noãn sau khi dùng hCG. Kết quả: Tổng số 64 trường hợp phân bố vào 2 nhóm dùng AI và CC tương đồng nhau về các đặc điểm và có độ tuổi trung bình 28,8±4,6, đa số là vô sinh nguyên phát (84,4%), thời gian mong con trung bình 2,6±2,4 năm, 85,9% có chu kỳ kinh thưa hoặc vô kinh, chỉ số khối cơ thể bình thường chiếm 60,9% và gầy chiếm 21,9%. Kết quả kích thích phóng noãn với AI và CC khi đánh giá vào ngày 10 không có sự khác biệt về nang trội và độ dày niêm mạc tử cung. Số ngày chu kỳ tính đến khi nang trưởng thành trong nhóm AI ngắn hơn (15,1±2,9) so với nhóm CC (16,5±2,8) có ý nghĩa thống kê. Số nang trưởng thành 2 nhóm không có sự khác biệt với tỷ lệ 81,3% (AI) và 84,4% (CC) nhưng tỷ lệ đơn nang cao hơn trong nhóm AI (71,9%) so với nhóm CC (65,7%) và không có trường hợp nào có 3-4 nang trưởng thành trong nhóm AI. Tỷ lệ nội mạc mỏng (<8mm) trong nhóm AI (25%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm CC (53,1%) và tỷ lệ phóng noãn cao hơn (68,8%) so với nhóm CC (56,3%) nhưng chưa thấy ý nghĩa thống kê. Kết luận: Hai loại thuốc AI và CC có khả năng gây được nang phát triển đến trưởng thành tương đương nhau, nhưng AI có khả năng tác động hiệu quả hơn so với CC về các yếu tố như thời gian nang trưởng thành ngắn hơn, tăng tỷ lệ đơn nang, hạn chế đa thai, cải thiện độ dày niêm mạc tử cung và tỷ lệ phóng noãn cao hơn. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ ý nghĩa thống kê của một số khác biệt.
Abstract:
Backgrounds: Polycystic Ovary Syndrome (PCOS) is one of the most common causes of female infertility due to ovulation disorders. Clomiphene citrate (CC) is a first choice to restore ovulation but it has some side effects by estrogen receptor down-regulation. Aromatase inhibitor (AI) is a newer class of drugs which increases the production of endogenous FSH to stimulate ovulation. Subjects and methods: randomized control trial to compare 64 cases of infertile women with PCOS examined at the Hue University Hospital, alternately used AI (group I) or CC (group II) for ovulation induction from day 2 cycle. Follow-up follicle growth, endometrium and ovulation via ultrasound. Evaluation were done on 10th day cycle, day of hCG trigger and after administration of hCG. Results: Total of 64 PCOS cases distributed into 2 groups using alternatively AI and CC had similar characteristics with average age of 28.8 ± 4.6, the majority were primary infertility (84.4%), infertility duration was 2.6 ± 2.4 years, 85.9% had oligomenorrhrea or amenorrhea, normal body mass index accounts for 60.9% and 21.9% was lean. Evaluation of both groups on day 10 revealed no differences in the dominant follicle and endometrial thickness. Number of days until the follicle mature appears to be shorter in AI group (15.1 ± 2.9) compared to the CC group (16.5 ± 2.8) with statistical significance. The number of mature follicles in 2 groups were not different at a rate of 81.3% (AI) and 84.4% (CC) but a higher proportion of single mature follicle in the AI ​​group (71.9%) compared with the CC group (65.7%) and There is no case with 3-4 mature follicles in the AI group. The rate of thin endometrium (<8 mm) in the AI group (25%) was lower than the CC group (53.1%) with statistically significance and higher ovulation rate (68.8%) compared with the CC group (56.3%) but have not found statistically significant. Conclusion: Two drugs AI and CC potentially induce follicle development and ovulation similarly, but AI has the potential to be more effective than CC on factors such as the shorter stimulation duration, increasing rate of single follicle, limiting multiple pregnancies, improve endometrial thickness and higher ovulation rate. More researches are needed with a larger sample size to clarify the statistical significance of differences.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 4(3) - SỐ 21/2014

TTTiêu đềLượt xemTrang
1CẬP NHẬT VỀ NỘI SOI NHUỘM MÀU
Tác giả:  Trần Quang Trung, Trần Văn Huy
16625
2BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT LAI TẠI CHỖ HUỲNH QUANG (FISH) ĐỂ CHẨN ĐOÁN KHUẾCH ĐẠI GENE HER-2/NEU TRONG UNG THƯ DẠ DÀY
Tác giả:  Trần Văn Huy, Hà Thị Minh Thi, Văn Trung Nghĩa, Nguyễn Viết Nhân, Lê Phan Tưởng Quỳnh, Lê Tuấn Linh, Đoàn Hữu Nhật Bình, Đặng Công Thuận, Hồ Hữu Thiện, Phạm Như Hiệp
138515
3KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN LỌC MÁU CHU KỲ
Tác giả:  Võ Tam, Lê Phải, Nguyễn Hữu Vũ Quang
118621
4NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Ở BỆNH NHÂN BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ
Tác giả:  Nguyễn Trọng Nghĩa, Lê Thị Bích Thuận
128329
5NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CỦA NỒNG ĐỘ TROPONIN T ĐỘ NHẠY CAO TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH
Tác giả:   Lê Đình Hiếu, Phan Hùng Việt
121939
6NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG U TUYẾN YÊN TIẾT PROLACTIN Ở NAM GIỚI
Tác giả:  Hoàng Thị Lan Hương, Trần Hữu Dàng
163846
7NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG VỎ BẢO VỆ LASER CẢI TIẾN TRONG NỘI SOI NIỆU QUẢN-THẬN BẰNG ỐNG SOI MỀM
Tác giả:  Lê Đình Khánh. Phạm Ngọc Hùng, Lê Đình Đạm
100451
8SO SÁNH KẾT QUẢ CAN THIỆP NHÁNH THỦ PHẠM VÀ CAN THIỆP THEO GIAI ĐOẠN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM ST CHÊNH LÊN CÓ TỔN THƯƠNG NHIỀU MẠCH
Tác giả:  Hồ Anh Tuấn, Nguyễn Văn Điền, Hoàng Anh Tiến
108556
9NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG NHIỄM TOXOPLASMA GONDII Ở TRẺ ĐỘNG KINH
Tác giả:  Nguyễn Thị Hồng Đức, Tôn Nữ Vân Anh
121763
10SÀNG LỌC CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG BẰNG TEST VIA VÀ XÉT NGHIỆM TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ
Tác giả:  Võ Văn Khoa, Nguyễn Vũ Quốc Huy
203068
11NGHIÊN CỨU THANG ĐIỂM BLATCHFORD TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO BỆNH LÝ DẠ DÀY TÁ TRÀNG
Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
330777
12HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH PHÓNG NOÃN CỦA CHẤT ỨC CHẾ MEN THƠM HÓA (AI) Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Tác giả:  Lê Minh Tâm
118286
13NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐẠI TRỰC TRÀNG LẤY BỆNH PHẨM QUA NGẢ HẬU MÔN
Tác giả:  Dương Xuân Lộc, Hoàng Trọng Nhật Phương, Hồ Hữu Thiện, Phan Hải Thanh, Phạm Như Hiệp, Hồ Văn Linh, Trần Ngọc Thông, Trần Nghiêm Trung, Nguyễn Thị Lan, Nguyễn Thanh Xuân, Phạm Trung Vỹ, Phạm Xuân Đông ,Trần Viết Hùng, Trương Vĩnh Quý, Đặng Ngọc Hùng, Phạm Anh Vũ, Lê Mạnh Hà, Nguyễn Trường An, Lê Lộc
119094
14XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHARANTIN, HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HÓA VÀ KHÁNG KHUẨN IN-VITRO CỦA QUẢ MƯỚP ĐẮNG (MOMORDICA CHARANTIA) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:   Nguyễn Thị Hồng Yến, Nguyễn Viết Khẩn
202899
15TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Ngọc Thuỷ, Nguyễn Thị Hoà, Nguyễn Minh Tâm
1068105
16MỘT SỐ CHỈ ĐỊNH CỦA SIÊU ÂM NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIÊU HÓA, MẬT TỤY
Tác giả:  Vĩnh Khánh, Trần Văn Huy
1196116

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,055 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,141 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,490 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,408 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,307 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,272 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,921 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,889 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,845 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN