Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LASER NỘI TĨNH MẠCH TRONG BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
PRELIMINARY RESULTS OF ENDOVENOUS LASER TREATMENT FOR SAPHENOUS VENOUS INSUFFICIENCY IN HUE CENTRAL HOSPITAL
 Tác giả: Nguyễn Hoàng Minh, Trịnh Công Thảo
Đăng tại: Tập 10 (04); Trang: 69
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý ngày càng phổ biến. Bệnh được chẩn đoán và phân độ trên lâm sàng cũng như bằng siêu âm Doppler mạch máu. Trước đây, phẫu thuật được xem là phương pháp chính để điều trị bệnh. Gần đây xuất hiện nhiều phương thức thay thế khác có hiệu quả cao như tiêm xơ tĩnh mạch, các phương pháp nhiệt nội mạch…trong đó LASER được xem là một trong những lựa chọn điều trị mới và tốt nhất. Mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp LASER nội mạch.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu từ 12/2014 đến 02/2017 trên 124 trường hợp nhân suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới được chẩn đoán xác định bằng siêu âm Doppler mạch máu và ở giai đoạn C2 trở lên (theo phân độ lâm sàng CEAP), được điều trị bằng phương pháp LASER nội mạch và/hoặc kết hợp với Muller và/hoặc tiêm xơ.

Kết quả: Tuổi trung bình của suy giãn tĩnh mạch mạn tính là 52 ± 12,18. 181 trường hợp can thiệp trên tĩnh mạch hiển lớn (98,4%) chỉ có 3 trường hợp tĩnh mạch hiển bé (1,6%). Đa số được thực hiện laser nội tĩnh mạch với bước sóng 1470 nm, công suất 6 – 10 w. 82 trường hợp phải kết hợp với Muller và 20 trường hợp phối hợp tiêm xơ bọt. Phần lớn trường hợp gây tê tại chỗ. Kết quả bước đầu rất tốt, không có biến chứng trong quá trình thao tác. Đánh giá lâm sàng sau can thiệp đa số bệnh nhân không đau hoặc đau nhẹ không cần dùng thuốc giảm đau, một trường hợp đau nhiều cần phải dùng thuốc giảm đau mạnh khoảng 5 ngày. Siêu âm sau can thiệp : 100% trường hợp tĩnh mạch được can thiệp teo nhỏ và không có dòng chảy bên trong, không có huyết khối tĩnh mạch sâu và nông. Một số bệnh nhân tái khám sau 3 tháng, sau 6 tháng vẫn cho kết quả rất tốt hầu như không có tái phát.

Kết luận: Phương pháp laser nội tĩnh mạch đã thể hiện được tính ưu việt trong điều trị suy giãn tĩnh mạch hiển như: ít xâm lấn, tỉ lệ thành công cao, ít biến chứng, có tính thẩm mỹ cao, nhanh chóng đưa người bệnh về cuộc sống thường nhật.

Từ khóa:Suy giãn tĩnh mạch, laser, laser nội mạch
Abstract:

Saphenous venous insufficency (VI) is more and more common. This disease is diagnosed by clinical symptoms and doppler US. In the last decade, ligation and stripping was main treatment modalities. Recently, there are many alternative methods for this disease such as sclerotherapy, thermal therapies… Laser is one of effective procedure for VI.

Objective: To evaluate short-term outcomes of endovenous laser ablation for the treatment of saphenous venous insufficiency.

Methods: This retrospective study included 124 patients at C2 stage and above (CEAP classification) who underwent endovenous laser ablation at Hue Central Hospital from 12/2014 to 02/2017.

Results: The patients’ average median age was 52 ± 12.18. Patients with great saphenous insufficency were 98.4% (181 limbs) and only 1.6% with small saphenous disease. Most of them were treated with laser wavelength at 1470nm, power at 6-10W. There were 82 patients needed phlebectomy (Muller) and 20 patients associated with sclerotherapy. Most of cases underwent local anesthesia. The initial outcomes of the patient are excelent, there were no major complication related to the procedure. Most of patient were no pain significantly after treatment. The number of patient with mild (no need of antalgics) and severe pain (needed fort antalgics for 5 days) due to laser ablation were 4 cases and 1 case, respectively. Patients could return to daily activities at the day after. A follow – up postoperative ultrasound after 10 days: 100% of cases presented sclerosant veins and no intravenous flow, no deep venous thrombose. There were no recurrence at 3 and 6 month of medical revisit.

Conclusion: Endovenous laser treatment was proven as a method of preference for chronic vein insufficiency because of its advandtages such as minimal invasive technique, high successive percentage, least of complication, high aesthetics and early to return daily activities.

Key words: Saphenous venous insufficency (VI), laser, endovenous laser ablation

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 10 (04)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC LIỀU THẤP TRONG PHÁT HIỆN SỚM CÁC NỐT MỜ PHỔI ÁC TÍNH
Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Đoàn Dũng Tiến, Lê Trọng Khoan
13807
2ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NGÃI
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Lan, Trương Đình Thống
114616
3ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN GENE BCL11A TRONG CÁC PHÂN NHÓM PHÂN TỬ CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ
Tác giả:  Nguyễn Phan Quỳnh Anh, Đặng Công Thuận, Nguyễn Phương Thảo Tiên, Nguyễn Trần Bảo Song
112523
4VAI TRÒ SIÊU ÂM VÀ CHỌC HÚT KIM NHỎ (FNA) TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC PHẪU THUẬT BỆNH LÝ U TUYẾN GIÁP
Tác giả:  Hoàng Hữu, Phùng Phướng, Nguyễn Thị Hồng Chuyên
100732
5SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG MÒN CỔ RĂNG BẰNG COMPOSITE VÀ GLASS IONOMER CEMENT
Tác giả:  Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Kim Hương
115138
6ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2019
Tác giả:  Đoàn Phước Thuộc, Dương Thị Hồng Liên, Nguyễn Viết Tứ, Trần Thị Thanh Thảo
112246
7NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA KHOÁNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ
Tác giả:  Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam
102557
8NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ KHỞI PHÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LACTU-LOSE PHỐI HỢP RIFAXIMIN Ở BỆNH NHÂN BỆNH NÃO GAN DO XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tác giả:  Hồ Tấn Phát, Vũ Thị Minh Tâm, Huỳnh Nguyễn Đăng Trọng, Trần Nhựt Thị Ánh Phượng, Trần Thị Kim Ngân, Diệp Thị Mộng Tuyền, Huỳnh Phạm Nguyệt Châu,Trần Văn Huy
109163
9BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LASER NỘI TĨNH MẠCH TRONG BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Minh, Trịnh Công Thảo
129769
10NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ
Tác giả:  Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam
86075
11NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA SECUKINUMAB TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Tác giả:  Nguyễn Mai Hà Linh, Nguyễn Hoàng Thanh Vân
151383
12NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU PHÂN NHÁNH ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG VẠT PHỨC HỢP ĐÙI TRƯỚC NGOÀI
Tác giả:  Lê Hồng Phúc, Trần Thiết Sơn, Trần Đăng Khoa
106589
13
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO POLYME CHỨA METRONIDAZOL
Tác giả:  Hồ Hoàng Nhân, Nguyễn Văn Anh Tuấn, Hồ Nguyễn Anh Thư, Lê Thị Thanh Ngọc, Lê Hoàng Hảo
124299
14ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT VÀ BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH
Tác giả:  Huỳnh Hương Giang, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Văn Hưng
1292105
15
ĐẶC ĐIỂM VIRUS CỦA CORONAVIRUS VÀ CHỦNG SARS-COV-2
Tác giả:  Phan Kim Châu Mẫn, Trần Xuân Chương
1028112

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,725 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (6,696 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[3] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,504 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[4] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (4,021 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,888 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,627 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,526 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,375 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,189 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,186 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN