Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP DƯỚI 40 TUỔI
STUDY OF RISK FACTORS, CLINICAL, LABORATORY, CORONARY LESION CHARACTERISTICS OF ACUTE CORONARY SYNDROME IN PATIENTS UNDER 40 YEARS OLD
 Tác giả: Huỳnh Văn Minh, Hồ Anh Bình, Đinh Thế Anh
Đăng tại: Tập 10 (02); Trang: 26
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Có ít dữ liệu liên quan đến đặc điểm của hội chứng vành cấp (HCVC) ở người Việt Nam trẻ tuổi (< 40 tuổi). Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mạch vành và tiên lượng tử vong theo thang điểm GRACE, TIMI của bệnh nhân hội chứng vành cấp (HCVC) trẻ tuổi so với bệnh nhân lớn tuổi.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 69 bệnh nhân Hội chứng vành cấp tại Trung tâm Tim mạch Can thiệp Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018. Những bệnh nhân này được chia thành hai nhóm: 33 bệnh nhân < 40 tuổi (nhóm 1) và 36 bệnh nhân ≥ 40 tuổi (nhóm 2). Đặc điểm nhân trắc học, yếu tố nguy cơ, những phát hiện về lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mạch vành và tiên lượng tử vong được so sánh giữa hai nhóm.

Kết quả: So với nhóm 2, tỷ lệ nam giới, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có bệnh động mạch vành ở nhóm 1 cao hơn và tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường thấp hơn (tương ứng 84,8%; 57,6%; 18,2% và 30,3%; 3,0% ở nhóm 1 so với 55,6%; 33,3%; 2,8% và 69,4%; 22,2% ở nhóm 2; p < 0,05). Nhóm 1 bị đau ngực nặng hơn (tỷ lệ đau ngực độ III-IV theo CCS là 69,7% ở nhóm 1 so với 36,1% ở nhóm 2; p < 0,05) và huyết áp tâm thu thấp hơn (trung vị là 120 mmHg ở nhóm 1 so với 135 mmHg ở nhóm 2; p < 0,05). Tỷ lệ đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ) và nhồi máu cơ tim  có ST chênh lên (STEMI) cao hơn ở nhóm 1 (tương ứng 51,5% và 36,4% ở nhóm 1 so với 30,6% và 11,1% ở nhóm 2; p < 0,05); trong khi đó tỷ lệ nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI) cao hơn ở nhóm 2 (58,3% ở nhóm 2 so với 12,1% ở nhóm 1; p < 0,05). Nhóm 1 có nồng độ Glucose máu thấp hơn và nồng độ Creatinine máu cao hơn so với nhóm 2 (tương ứng trung vị là 5,3 mmol/l và 80 µmol/l ở nhóm 1 so với 6,44 mmol/l và 72,5 µmol/l ở nhóm 2; p < 0,05). Tỷ lệ bệnh động mạch vành (CAD) 1 thân, chụp động mạch vành (CAG) bình thường, hẹp động mạch vành không đáng kể ở nhóm 1 cũng cao hơn và tỷ lệ CAD đa thân thấp hơn so với nhóm 2 (tương ứng là 45,5%; 33,3%; 12,1% và 9,1% ở nhóm 1 so với 33,3%; 2,8%; 2,8% và 61,2% ở nhóm 2; p < 0,05). Nhóm 1 có điểm Gensini, điểm GRACE và điểm TIMI thấp hơn (tương ứng trung vị là 5; trung bình là 78,55 và trung vị là 2 ở nhóm 1 so với 37,5; 130,22 và 3 ở nhóm 2; p < 0,05). Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có liên quan đến CAD tắc nghẽn ở nhóm 1 (OR = 7,12; 95% CI: 1,25-40,63; p < 0,05).

Kết luận: Bệnh nhân HCVC trẻ tuổi chủ yếu là nam giới, hút thuốc lá và có tiền sử gia đình mắc CAD; mức độ đau ngực nặng hơn và huyết áp tâm thu thấp hơn; tỷ lệ ĐTNKÔĐ và STEMI cao hơn. Ngược lại, bệnh nhân lớn tuổi có nồng độ Glucose máu cao hơn và Creatinine máu thấp hơn; tỷ lệ CAD đa thân cao hơn. Điểm Gensini, GRACE và TIMI thấp hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có liên quan đến CAD tắc nghẽn ở bệnh nhân trẻ tuổi.

Từ khóa:hội chứng vành cấp, 40 tuổi
Abstract:

Background: There is little data regarding the characteristics of young (< 40 years old) Vienamese who get acute coronary syndrome patients. The aim of this study was to compare some risk factors, clinical, laboratory, coronary lesion characteristics and predicting mortality according to the GRACE and TIMI scores of young acute coronary syndrome (CAD) patients compared with their older counterparts.

Materials and method: The cross – sectional descriptive study of 69 patients with acute coronary syndrome at the Interventional Cardiovascular Center of Hue Central Hospital and Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from May 2017 to December 2018. These patients were divided into two groups: 33 patients were aged < 40 years (group 1) and 36 patients were aged ≥ 40 years (group 2). Demographic characteristics, risk factors profile, clinical, laboratory, coronary lesion findings and predicting mortality were compared between the two groups.

Results: Compared with group 2, the prevalence of male gender, smoking, family history of CAD were higher in group 1 and the prevalence of arterial hypertension, diabetes mellitus were lower (84.8%; 57.6%; 18.2% and 30.3%; 3.0% of group 1 vs 55.6%; 33.3%; 2.8% and 69.4%; 22.2% of group 2, respectively; p < 0.05). Group 1 had more severe angina (the prevalence of chest pain graded III-IV by CCS classification were 69,7% in group 1 vs 36.1% in group 2; p < 0.05) and lower systolic pressure (median was 120 mmHg in group 1 vs 135 mmHg in group 2; p < 0.05). The prevalence of unstable angina and STEMI were higher in group 1 (51.5% and 36.4% in group 1 vs 30.6% and 11.1% in group 2, respectively; p < 0.05), while NSTEMI was higher in group 2 (58.3% in group 2 vs 12.1% in group 1; p < 0.05). Group 1 had lower serum Glucose level but higher serum Creatinine level than group 2 (medians were 5.3 mmol/l and 80 µmol/l in group 1 vs 6.44 mmol/l and 72.5 µmol/l in group 2, respectively; p < 0.05). The prevalence of single vessel disease, angiographically normal coronary arteries, nonobstructive disease in group 1 were also higher and multi-vessel disease was lower than group 2 (45.5%; 33.3%; 12.1% and 9.1% in group 1 vs 33.3%; 2.8%; 2.8% and 61.2% in group 2; p < 0.05). The Gensini, GRACE and TIMI scores were lower in group 1 (median was 5; medium was 78.55 and median was 2 in group 1 vs 37.5; 130.22 and 3 in group 2, respectively; p < 0.05). Smoking was a risk factor for obstructed CAD in group 1 (OR = 7.12; 95% CI: 1.25 - 40.63; p < 0.05).

Conclusion: Young patients with acute coronary syndrome tend to be male, smoking and positive familial history; grade of angina was more severe and systolic pressure was lower; the prevalence of unstable angina and STEMI were higher. In contrast, older patients had higher serum Glucose level and lower serum Creatinine level; the prevalence of multi-vessel disease was higher. The Gensini, GRACE and TIMI scores were lower in young patients. Smoking was a risk factor for obstructed CAD in young patients.

Key words: CAD: acute coronary syndrome, 40 years old

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 10 (02)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Tác giả:  Nguyễn Thị Huyền, Phan Thị Minh Phương, Reet Mandar
11547
2103614
3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở NGƯỜI LỚN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI XUYÊN THÀNH BỤNG ĐẶT TẤM NHÂN TẠO NGOÀI PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ CƠ SỞ 2
Tác giả:  Nguyễn Thanh Xuân, Lê Đức Anh
106420
4NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP DƯỚI 40 TUỔI
Tác giả:  Huỳnh Văn Minh, Hồ Anh Bình, Đinh Thế Anh
140026
5ĐẶC ĐIỂM BÚ SỮA MẸ CỦA TRẺ ĐƯỢC CHĂM SÓC BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO
Tác giả:  Ngô Minh Xuân
104933
6NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH U NGUYÊN BÀO NUÔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Minh Thảo, Võ Hoàng Lâm, Đặng Văn Tân, Lê Lam Hương
101036
7NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN NHIỄM HELICOBACTER PYLORI BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐẶC HIỆU GENE UREA TỪ MẪU MÔ SINH THIẾT NIÊM MẠC DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
Tác giả:  Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Thị Mai Ngân, Nguyễn Duy
94643
8CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Trần Thị Hoa Mai, Nguyễn Minh Tâm
103150
9NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KARYOTYPE CỦA HỘI CHỨNG TURNER
Tác giả:  Hà Thị Minh Thi, Đoàn Thị Duyên Anh
102958
10NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA KHOẢNG DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM
Tác giả:  Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Anh Vũ
96563
11ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT BƠM SURFACTANT ÍT XÂM LẤN Ở TRẺ SƠ SINH
Tác giả:  Ngô Minh Xuân
131668
12KHẢO SÁT TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ TỶ LỆ MANG GENE ĐỘC LỰC SCPBLMB CỦA CÁC CHỦNG STREPTOCOCCUS AGALACTIAE PHÂN LẬP TỪ PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Thị Châu Anh, Nguyễn Thị Phúc Lộc, Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn An
105273
13NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA COPEPTIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Tác giả:  Đinh Đức Huy, Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Anh Vũ
110779
14KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHĂM SÓC LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Mộng Tuyền, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Phạm Thị Trâm, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tâm
99785
15NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ PHỐI HỢP TỶ SỐ PLR – NLR VỚI BISAP TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP Ở BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tác giả:  Nguyễn Huyền Châu, Trần Văn Huy
121793
16NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ FGF-23 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
Tác giả:  Nguyễn Hữu Vũ Quang, Võ Tam
1017100
17ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÔNG CỤ SÀNG LỌC HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT Ở SINH VIÊN NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Ngô Đình Triệu Vỹ, Nguyễn Lê Hưng Linh, Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Hoàng Nhật Anh, Trần Thị Trà My, Trần Mạnh Linh
1424106

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (6,989 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,088 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,405 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,331 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,223 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,095 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,903 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,865 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,815 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN