Xuất huyết tiêu hóa (XHTH) trên là một tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa thường gặp và có nguy cơ đe dọa tính mạng bệnh nhân. Việc phân tầng nguy cơ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân (BN) XHTH trên là rất quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng. Thang điểm PNED là một thang điểm khá mới và hiện chưa tìm thấy có công trình nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá và so sánh thang điểm này với các thang điểm GB, AIMS65 trong phân tầng nguy cơ các bệnh nhân XHTH trên. Nghiên cứu này có mục tiêu khảo sát và đánh giá độ chính xác, giá trị dự báo của các thang điểm GB, AIMS65 và PNED trong phân tầng nguy cơ ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên nhập viện tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy và so sánh thang điểm PNED với các thang điểm GB, AIMS65 trong phân tầng nguy cơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu khảo sát các bệnh nhân bị XHTH trên nhập viện và điều trị tại khoa Nội Tiêu Hóa, bệnh viện Chợ Rẫy từ 15/03/2019 đến 30/08/2019. Tính điểm số các thang điểm PNED, GB, AIMS65 và so sánh diện tích dưới đường cong ROC (AUC) để xác định giá trị dự đoán của các thang điểm. Kết quả: Có 175 BN XHTH trên đủ tiêu chuẩn được khảo sát, tuổi trung bình 59,51 ± 14,36, tỷ lệ nam/nữ: 2,07/1, tỷ lệ bệnh nhân cần can thiệp truyền máu: 45,1%, nội soi cầm máu: 30,3%, phẫu thuật: 0,57%, xuất huyết tái phát trong bệnh viện (BV): 9,7%, tỷ lệ tử vong chung: 5,1%. Về dự báo can thiệp truyền máu của thang điểm GB là cao nhất rồi đến PNED và cuối cùng là AIMS65 với AUC lần lượt là 67,1%; 63,1%; 56,4% (p<0,001). Về dự báo nội soi can thiệp của thang điểm PNED là cao nhất rồi đến GB và cuối cùng là AIMS65 với AUC lần lượt là 62,2%; 55,1%; 52,7%. Về dự báo can thiệp y khoa chung của thang điểm PNED là cao nhất rồi đến GB và cuối cùng là AIMS65 với AUC lần lượt là 69,7%; 66,2%; 56,3%. Về dự báo tái xuất huyết của thang điểm PNED là cao nhất rồi đến GB với AUC lần lượt là 80,8%; 62,1%. AUC của thang điểm AIMS65 là 48,5% không có giá trị trong dự báo tái xuất huyết. Về dự báo tử vong của thang điểm AIMS65 là cao nhất rồi đến GB và cuối cùng là PNED với AUC lần lượt là 77,3%; 73,5%; 61,3%. Thang điểm PNED với điểm cắt ≥ 6, có giá trị dự báo (+) khá cao đối với tiên lượng can thiệp y khoa chung (76,81%) so với 2 thang điểm GB (68,33%) với điểm cắt ≥ 9 và AIMS65 (61,33%) với điểm cắt ≥ 2. Kết luận: Thang điểm PNED có khả năng dự báo về can thiệp nội soi cầm máu, can thiệp y khoa nói chung và chảy máu tái phát là cao hơn so với 2 thang điểm GB và AIMS65. |
Back ground: Upper gastrointestinal bleeding (UGIB) is a common cause of internal medical or surgical emergencies and often make the life-threatening risks to patients. The stratification of risk in triage the patients with UGIB is very critical for clinicians. PNED score is still a fairly new scale in Vietnam and currently no research that evaluated and compared it with the GB and AIMS65 scores in risk stratification of UGIB patients has been found. This study were aimed to (i) evaluate the accuracy, predictive value of the GB, AIMS65 and PNED scores and (ii) to compare the PNED score with the GB and AIMS65 scores in risk stratification of patients with upper gastrointestinal bleeding on admission to the Department of Gastroenterology at Cho Ray Hospital. Subjects and Research Methods: A prospective cohort study investigating all patients presenting with UGIB on admission and treatment at the Department of Gastroenterology in Cho Ray Hospital from March 15th, 2019 to August 30th, 2019. We calculated PNED, GB, AIM65 scores and compared the area under the ROC curve (AUC) to determine the predicted value of the scores. Results: One hundred and seventy-five patients were included. Median age of 59.51 ± 14.36, male/female ratio of 2.07/1, proportion of patients requiring blood transfusion intervention: 45.1%, hemostatic endoscopy: 30.3%, surgery: 0.57%, re-bleeding during hospitalization: 9.7%, overall mortality: 5.1%. About predicting required blood transfusion intervention of GB score was highest then PNED score and finally AIMS65 score with AUC respectively 67.1%; 63.1%; 56.4% (p<0.001). About predicting endoscopic intervention of PNED score was highest then GB score and finally AIMS65 score with AUC respectively 62.2%; 55.1%; 52.7%. About predicting required medical intervention of PNED score was highest then GB score and finally AIMS65 score with AUC respectively 69.7%; 66.2%; 56.3%. About predicting required re-bleeding of PNED score was highest then GB score score with AUC respectively 80.8%; 62.1%. AUC of AIMS65 score of 48.5% has no value in predicting re-bleeding. About predicting the risk of mortality of AIMS65 score was highest then GB score score and finally PNED score with AUC respectively 77.3%; 73.5%; 61.3%. The PNED score with a cut-off ≥ 6, has a positive predictive value is high for the overall medical intervention (76.81%) compared with GB score (68.33%) has cut-off ≥ 9 and AIMS65 score (61.33%) has cut-off ≥ 2. Conclusion: The PNED score is superior to the GB and AIMS65 scores in predicting hemostatic interventions, general medical interventions and re-bleeding. |