Đặt vấn đề: Tai biến mạch máu não (TBMMN) là nguyên nhân gây tư vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới. Chẩn đoán hình ảnh giúp chẩn đoán sớm thể bệnh, mức độ và vị trí để điều trị hiệu quả, giảm di chứng. Tăng huyết áp (THA) là yếu tố hàng đầu gây TBMMN và có thể cải thiện được. Kiểm soát tốt huyết áp giúp dự phòng hiệu quả TBMMN. Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân TBMMN có THA; Mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng này với các mức độ THA. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 115 bệnh nhân TBMMN được điều trị tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế có chụp cắt lớp vi tính, từ 9/2017 đến 4/2018. Kết quả: BN ≥ 50 tuổi chiếm ưu thế; tỷ suất nam:nữ là 1,21; đa số vào viện sau 6h từ lúc khởi phát và có ≥ 1 yếu tố nguy cơ kèm theo, chủ yếu là rối loạn lipid máu. Thể NMN chiếm ưu thế (83,5%); triệu chứng hay gặp: yếu liệt nửa người, nói khó; thang điểm Glasgow ở mức độ nhẹ và NIHSS mức độ trung bình là chủ yếu; tổn thương 1 bên chiếm ưu thế; đa phần là nhồi máu 1 vị trí, hay gặp ở động mạch não giữa; xuất huyết trong não ưu thế ở các nhân xám trung ương, bao trong, đồi thị. Các chỉ số glucose và biland lipid chưa cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Huyết áp vào viện của nhóm XHN (166,58±27,29/95,79±15,39) cao hơn nhóm NMN (154,11±23,64/87,08±12,97) (p<0,05). Nhóm THA phân độ 2 trở lên có tỷ lệ xuất hiện XHN, điểm Glassgow mức độ trung bình và điểm NIHSS mức độ trung bình lần lượt là 17,7%, 8,1% và 61,3%; trong khi ở nhóm THA phân độ 1 tương ứng các tỷ lệ 15,1%, 3,8% và 56,6% (p>0,05). Kết luận: Trị số trung bình huyết áp ở thể XHN cao hơn thể NMN (p<0,05). Tổn thương 1 bán cầu não chiếm ưu thế; nhồi máu động mạch não giữa thường gặp nhất trong khi đa số xuất huyết là ở nhân xám trung ương, bao trong, đồi thị. THA phân độ 1 có tỷ lệ gặp XHN thấp hơn cũng như thang điểm Glasgow và NIHSS tốt hơn so với THA phân độ 2 trở lên (p>0,05). |
Introduction: Stroke is the leading cause of death and disability in the world. Diagnostic imaging is useful for early diagnosis, assessing severity and localization, results in the better outcome and limiting disability. Hypertension is the most important factor cause stroke but variable. Effective controlling of blood pressure helps prevent stroke. Objectives: To study both clinical and paraclinical characteristics in stroke patients having hypertension; Relationship between these characteristics and hypertension grades. Methods: Cross- sectional study. 115 stroke patients having hypertension were treated in the Department of Cardiology, Hue University Hospital, from September 2017 to April 2018. Results: Most patients were ≥ 50 years old; male/female ratio=1.21. Most patients were hospitalized at > 6 hours after onset; and had more than 1 risk factor, mainly dyslipidemia; ischemic stroke was prevailed (83.5%); the most common symptoms: hemiplegia, dysarthria; the Glassgow Coma Score (GCS) at mild and the NIHSS score at average scale were dominant; mainly unilateral hemispheric injuries. 1-site infarction was major, commonly in the midbrain arteries; intracranial hemorrhage intracerebral hemorrhage was dominant at central gray nuclei, capsual interna, hippocampus. The glucose and lipid indices did not show any statistically significant difference between ischemic and hemorrhagic strokes. Hospitalized blood pressure of hemorrhagic stroke was (166.58 ± 27.29/95.79 ± 15.39) higher than that of ischemic group (154.11 ± 23.64/87.08 ± 12.97) (p < 0.05). Incidence of hemorrhagic stroke, GSC and NIHSS scores of Grade 2 hypertension up were respectively 17.7%, 8.1% và 61.3%; while in Grade 1 hypertension were respectively 15.1%, 3.8% and 56.6% (p > 0.05). Conclusions: Mean value of hospitalized blood pressure in hemorrhagic stroke was significantly higher than that in ischemic (p < 0.05). Unilateral hemisphere damages were predominant; middle cerebral infarction is most common in ischemic while intracerebral hemorrhage at central gray nuclei, capsule interna and hippocampus is dominant in hemorrhagic stroke. Grade 1 hypertension was lower the incidence of hemorrhagic stroke as well as better in both GSC and NIHSS scores than Grade 2 hypertension up (p > 0.05). |