Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ KHỞI PHÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LACTU-LOSE PHỐI HỢP RIFAXIMIN Ở BỆNH NHÂN BỆNH NÃO GAN DO XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
PRECIPITATING FACTORS AND EFFICACY OF COMBINING LACTULOSE PLUS RIFAXIMIN IN THE TREATMENT OF HEPATIC ENCEPHALOPATHY DUE TO CIRRHOSIS AT CHO RAY HOSPITAL
 Tác giả: Hồ Tấn Phát, Vũ Thị Minh Tâm, Huỳnh Nguyễn Đăng Trọng, Trần Nhựt Thị Ánh Phượng, Trần Thị Kim Ngân, Diệp Thị Mộng Tuyền, Huỳnh Phạm Nguyệt Châu,Trần Văn Huy
Đăng tại: Tập 10 (04); Trang: 63
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Bệnh não gan là bằng chứng quan trọng xác nhận tình trạng suy chức năng gan, có thể gặp ởkhoảng 40% các bệnh nhân xơ gan. Chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt nam về hiệu quả phối hợp lactulose-rifaximin trong điều trị bệnh não gan rõ. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khảo sát các yếu tố khởi phát và đánh giá hiệu quả điều trị của lactulose phối hợp rifaximin ở các bệnh nhân bệnh não gan rõ.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mù đơn có đối chứng ở 43 bệnh nhân bệnh não gan rõ do xơ gan theo phân loại West Haven, không có nối thông cửa - chủ, nhập khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 3/2019 đến tháng 8/2019, được chia làm hai nhóm điều trị bằng lactulose phối hợp với rifaximin 1.100mg/ngày (n=21) và nhóm chỉ điều trị bằng lactulose đơn thuần (n =22 bệnh nhân). Tất cả bệnh nhân được ghi nhận các yếu tố khởi phát, đặc điểm lâm sàng và đánh giá sự hồi phục bệnh não gan.

Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 54,8 ± 12,1 tuổi (tỷ lệ nam: nữ là 4,38: 1). Nguyên nhân gây xơ gan hàng đầu là rượu bia (39,5%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là vàng da (83,7%), sao mạch (41,9%) và báng bụng (37,2%). Các yếu tố khởi phát thường gặp nhất là nhiễm trùng (51,2%), xuất huyết tiêu hoá (37,2%) và táo bón (25,6%). Tỷ lệ bệnh nhân cải thiện tri giác hoàn toàn ở nhóm phối hợp rifaximin đạt 81% so với 63,6% ở nhóm bệnh nhân chỉ điều trị bằng lactulose (khoảng tin cậy 95% từ 0,539 - 1,147 với p = 0,206).

Kết luận: Các yếu tố khởi phát bệnh não gan thường gặp là nhiễm trùng, xuất huyết tiêu hoá và táo bón. Trên lâm sàng ghi nhận hiệu quả điều trị bệnh não gan bằng lactulose phối hợp rifaximin cho hiệu quả tốt hơn dùng lactulose đơn thuần.

Từ khóa:bệnh não gan, yếu tố khởi phát, lactulose, rifaximin
Abstract:

Background: Hepatic encephalopathy is an important evidence that confirms impairment of liver function, may occur in about 40% of cirrhotics. Data about efficacy of rifaximin plus lactulose in the treatment of Vietnamese patients was still limited. This study aimed to determine the precipitating factors and to access the efficacy of lactulose plus rifaximin in overt hepatic encephalopathy.

Patients and Methods: The prospective single-blind randomized controlled trial, 43 cirrhotics with overt hepatic encephalopathy without portal systemic shunting addmitted to gastroenterology department of Cho Ray Hospital from March 2019 to August 2019, were randomized into two groups (group A lactulose plus rifaximin 1.100 mg/day, n = 21; and group B only lactulose; n = 22). All patients were recorded for onset factors, clinical characteristics and assessing the recovery of hepatic encephalopathy.

Results: The mean age of patients in this study was 54.8 ± 12.1 years (the ratio of male to female patients is 4.38 : 1). The leading cause of cirrhosis was alcohol (39.5%). The most common clinical symptoms were jaundice (83.7%), spider naevi (41.9%) and ascites (37.2%). The most common triggers were infection (51.2%), gastrointestinal bleeding (37.2%) and constipation (25.6%). The percentage of patients with complete improvement after treatment with lactulose plus rifaximin was 81% compared to 63.6% in the lactulose-treated patients only (95% CI: 0.539 - 1.147, p value = 0.206).

Conclusion: Our data revealed that common triggers of hepatic encephalopathy were infections, gastrointestinal bleeding and constipation. The combination of lactulose plus rifaximin was more effective than rifaximin alone in the treatment of overt hepatic encephalopathy.

Key words: hepatic encephalopathy, precipitating factor, lactulose, rifaximin

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 10 (04)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC LIỀU THẤP TRONG PHÁT HIỆN SỚM CÁC NỐT MỜ PHỔI ÁC TÍNH
Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Đoàn Dũng Tiến, Lê Trọng Khoan
13687
2ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN THOÁI HOÁ CỘT SỐNG THẮT LƯNG SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NGÃI
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Lan, Trương Đình Thống
113316
3ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU HIỆN GENE BCL11A TRONG CÁC PHÂN NHÓM PHÂN TỬ CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ
Tác giả:  Nguyễn Phan Quỳnh Anh, Đặng Công Thuận, Nguyễn Phương Thảo Tiên, Nguyễn Trần Bảo Song
111723
4VAI TRÒ SIÊU ÂM VÀ CHỌC HÚT KIM NHỎ (FNA) TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC PHẪU THUẬT BỆNH LÝ U TUYẾN GIÁP
Tác giả:  Hoàng Hữu, Phùng Phướng, Nguyễn Thị Hồng Chuyên
99132
5SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG MÒN CỔ RĂNG BẰNG COMPOSITE VÀ GLASS IONOMER CEMENT
Tác giả:  Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thị Kim Hương
114438
6ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG NGƯỜI BỆNH NỘI TRÚ VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ NĂM 2019
Tác giả:  Đoàn Phước Thuộc, Dương Thị Hồng Liên, Nguyễn Viết Tứ, Trần Thị Thanh Thảo
111046
7NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA KHOÁNG XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ
Tác giả:  Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam
101557
8NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ KHỞI PHÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA LACTU-LOSE PHỐI HỢP RIFAXIMIN Ở BỆNH NHÂN BỆNH NÃO GAN DO XƠ GAN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tác giả:  Hồ Tấn Phát, Vũ Thị Minh Tâm, Huỳnh Nguyễn Đăng Trọng, Trần Nhựt Thị Ánh Phượng, Trần Thị Kim Ngân, Diệp Thị Mộng Tuyền, Huỳnh Phạm Nguyệt Châu,Trần Văn Huy
107963
9BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ LASER NỘI TĨNH MẠCH TRONG BỆNH LÝ SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Minh, Trịnh Công Thảo
128869
10NGHIÊN CỨU TƯƠNG QUAN GIỮA MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ
Tác giả:  Nguyễn Thanh Minh, Võ Tam
85475
11NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA SECUKINUMAB TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
Tác giả:  Nguyễn Mai Hà Linh, Nguyễn Hoàng Thanh Vân
150583
12NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU PHÂN NHÁNH ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI ỨNG DỤNG TRONG XÂY DỰNG VẠT PHỨC HỢP ĐÙI TRƯỚC NGOÀI
Tác giả:  Lê Hồng Phúc, Trần Thiết Sơn, Trần Đăng Khoa
105789
13
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO POLYME CHỨA METRONIDAZOL
Tác giả:  Hồ Hoàng Nhân, Nguyễn Văn Anh Tuấn, Hồ Nguyễn Anh Thư, Lê Thị Thanh Ngọc, Lê Hoàng Hảo
122999
14ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT VÀ BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH
Tác giả:  Huỳnh Hương Giang, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Văn Hưng
1272105
15
ĐẶC ĐIỂM VIRUS CỦA CORONAVIRUS VÀ CHỦNG SARS-COV-2
Tác giả:  Phan Kim Châu Mẫn, Trần Xuân Chương
1020112

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,686 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (6,583 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[3] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,484 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[4] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (3,952 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,858 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,599 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,517 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,358 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,178 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,178 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN