Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố nguy cơ doạ sinh non. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh. Gồm 73 bệnh nhân được chẩn đoán dọa sinh non được theo dõi và điều trị tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 06/2018 đến tháng 08/2019. Kết quả: Đa thai có nguy cơ dọa sinh non cao gấp 8,8 lần so với đơn thai 95%CI (1,2 - 82,7), đa ối nguy cơ dọa sinh non 4,9 lần 95%CI (1,1 - 23,9). Chiều dài CTC < 25 mm nguy cơ dọa sinh non cao hơn 4,2 lần 95% CI (1,3-13,1). Viêm đường sinh dục thấp tăng nguy cơ 2,6 lần 1,3 - 13,1) p < 0,05. Tuổi mẹ ≤ 20 hoặc > 35 có nguy cơ cao gấp 9,5 và 3,7 lần 95%CI (1,1 - 80,1) và (1,4 - 7,5). Thai phụ làm việc trên 40 giờ/tuần nguy cơ tăng 4,9 lần 95%CI (1,1 - 23,9), lao động nặng, môi trường làm việc ô nhiễm tăng nguy cơ 11,4 lần (1,4 - 91,7) và 8,8 lần (1,1 - 72,7). Sinh 3 lần dọa sinh non cao gấp 4,1 lần (1,3 - 13,1). BMI < 18,5 nguy cơ hơn 9,8 lần 95%CI (1,1 - 82,5); ≥ 23 tăng nguy cơ 4,4 lần (1,6 - 11,9). Tiền sử thai chết lưu, nạo thai, sẩy thai nguy cơ dọa sinh non tăng 6,9 lần 95%CI (1,5 - 22,4). Tiền sử sinh non, dọa sinh non nguy cơ tăng lên 9,1 lần 95%CI (2,0 - 41,7). Khoảng cách giữa hai lần mang thai < 12 tháng nguy cơ tăng 4,9 (1,0 - 23,9) lần. Kết luận: Phát hiện các yếu tố nguy cơ dọa sinh non để dự phòng sớm và theo dõi thai phụ tránh trình trạng dọa sinh non xảy ra là việc làm rất cần thiết. |
Objectives: To study the risk factors for threatened preterm labour. Medthods: The comparative crosssectional study. Including 73 patients diagnosed with threatened preterm labour were monitored and treated at Hue Central Hospital’s Obstetrics and Gynecology Department from June 2018 to August 2019. Results: Multiple pregnancies increased risk of threatened preterm labour (TPL) 8.8 times higher in comparison with a single birth 95% CI (1.2 - 82.7), polyhydramnios was 4.9 times higher at risk 95% CI (1.1 - 23.9). The length of cervix < 25 mm was also associated with 4.2 times higher 95% CI (1.3 - 13.1). Low genital tract infection increased the risk by 2.6 times (1.3 - 13.1) p < 0.05. Maternal age ≤ 20 or > 35 was 9.5 and 3.7 times higher at risk 95% CI (1.1 - 80.1) and (1.4 - 7.5) respectively. Pregnant women working more than 40 hours a week increased the risk by 4.9 times higher 95% CI (1.1 - 23.9), heavy labor, polluted working environment increased risk by 11.4 times (1.4 - 91.7) and 8.8 times (1.1 - 72.7). The number of gravidity ≥ 3 times were 4.1 times higher at risk of TPL (1.3 - 13.1). BMI < 18.5 and ≥ 23 had 9.8 and 4.4 times higher at risk of TPL, 95% CI (1.1 - 82.5); (1.6 - 11.9) respectively. History of stillbirth, abortion, and miscarriage increased the risk by 6.9 times 95% CI (1.5 - 22.4). History of previous preterm birth, threatened preterm labour increased 9.1 times higher at risk with 95% CI (2.0 - 41.7). The gap between two pregnancies < 12 months increased risk by 4.9 (1.0 - 23.9) times. Conclusion: Detecting the risk factors of threatened preterm labour for preventing early and monitoring pregnant women to avoid the threatened preterm labour occur was essential. |