Đặt vấn đề: Có ít dữ liệu liên quan đến đặc điểm của hội chứng vành cấp (HCVC) ở người Việt Nam trẻ tuổi (< 40 tuổi). Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mạch vành và tiên lượng tử vong theo thang điểm GRACE, TIMI của bệnh nhân hội chứng vành cấp (HCVC) trẻ tuổi so với bệnh nhân lớn tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 69 bệnh nhân Hội chứng vành cấp tại Trung tâm Tim mạch Can thiệp Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018. Những bệnh nhân này được chia thành hai nhóm: 33 bệnh nhân < 40 tuổi (nhóm 1) và 36 bệnh nhân ≥ 40 tuổi (nhóm 2). Đặc điểm nhân trắc học, yếu tố nguy cơ, những phát hiện về lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương mạch vành và tiên lượng tử vong được so sánh giữa hai nhóm. Kết quả: So với nhóm 2, tỷ lệ nam giới, hút thuốc lá, tiền sử gia đình có bệnh động mạch vành ở nhóm 1 cao hơn và tỷ lệ tăng huyết áp, đái tháo đường thấp hơn (tương ứng 84,8%; 57,6%; 18,2% và 30,3%; 3,0% ở nhóm 1 so với 55,6%; 33,3%; 2,8% và 69,4%; 22,2% ở nhóm 2; p < 0,05). Nhóm 1 bị đau ngực nặng hơn (tỷ lệ đau ngực độ III-IV theo CCS là 69,7% ở nhóm 1 so với 36,1% ở nhóm 2; p < 0,05) và huyết áp tâm thu thấp hơn (trung vị là 120 mmHg ở nhóm 1 so với 135 mmHg ở nhóm 2; p < 0,05). Tỷ lệ đau thắt ngực không ổn định (ĐTNKÔĐ) và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên (STEMI) cao hơn ở nhóm 1 (tương ứng 51,5% và 36,4% ở nhóm 1 so với 30,6% và 11,1% ở nhóm 2; p < 0,05); trong khi đó tỷ lệ nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên (NSTEMI) cao hơn ở nhóm 2 (58,3% ở nhóm 2 so với 12,1% ở nhóm 1; p < 0,05). Nhóm 1 có nồng độ Glucose máu thấp hơn và nồng độ Creatinine máu cao hơn so với nhóm 2 (tương ứng trung vị là 5,3 mmol/l và 80 µmol/l ở nhóm 1 so với 6,44 mmol/l và 72,5 µmol/l ở nhóm 2; p < 0,05). Tỷ lệ bệnh động mạch vành (CAD) 1 thân, chụp động mạch vành (CAG) bình thường, hẹp động mạch vành không đáng kể ở nhóm 1 cũng cao hơn và tỷ lệ CAD đa thân thấp hơn so với nhóm 2 (tương ứng là 45,5%; 33,3%; 12,1% và 9,1% ở nhóm 1 so với 33,3%; 2,8%; 2,8% và 61,2% ở nhóm 2; p < 0,05). Nhóm 1 có điểm Gensini, điểm GRACE và điểm TIMI thấp hơn (tương ứng trung vị là 5; trung bình là 78,55 và trung vị là 2 ở nhóm 1 so với 37,5; 130,22 và 3 ở nhóm 2; p < 0,05). Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có liên quan đến CAD tắc nghẽn ở nhóm 1 (OR = 7,12; 95% CI: 1,25-40,63; p < 0,05). Kết luận: Bệnh nhân HCVC trẻ tuổi chủ yếu là nam giới, hút thuốc lá và có tiền sử gia đình mắc CAD; mức độ đau ngực nặng hơn và huyết áp tâm thu thấp hơn; tỷ lệ ĐTNKÔĐ và STEMI cao hơn. Ngược lại, bệnh nhân lớn tuổi có nồng độ Glucose máu cao hơn và Creatinine máu thấp hơn; tỷ lệ CAD đa thân cao hơn. Điểm Gensini, GRACE và TIMI thấp hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ có liên quan đến CAD tắc nghẽn ở bệnh nhân trẻ tuổi. |
Background: There is little data regarding the characteristics of young (< 40 years old) Vienamese who get acute coronary syndrome patients. The aim of this study was to compare some risk factors, clinical, laboratory, coronary lesion characteristics and predicting mortality according to the GRACE and TIMI scores of young acute coronary syndrome (CAD) patients compared with their older counterparts. Materials and method: The cross – sectional descriptive study of 69 patients with acute coronary syndrome at the Interventional Cardiovascular Center of Hue Central Hospital and Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from May 2017 to December 2018. These patients were divided into two groups: 33 patients were aged < 40 years (group 1) and 36 patients were aged ≥ 40 years (group 2). Demographic characteristics, risk factors profile, clinical, laboratory, coronary lesion findings and predicting mortality were compared between the two groups. Results: Compared with group 2, the prevalence of male gender, smoking, family history of CAD were higher in group 1 and the prevalence of arterial hypertension, diabetes mellitus were lower (84.8%; 57.6%; 18.2% and 30.3%; 3.0% of group 1 vs 55.6%; 33.3%; 2.8% and 69.4%; 22.2% of group 2, respectively; p < 0.05). Group 1 had more severe angina (the prevalence of chest pain graded III-IV by CCS classification were 69,7% in group 1 vs 36.1% in group 2; p < 0.05) and lower systolic pressure (median was 120 mmHg in group 1 vs 135 mmHg in group 2; p < 0.05). The prevalence of unstable angina and STEMI were higher in group 1 (51.5% and 36.4% in group 1 vs 30.6% and 11.1% in group 2, respectively; p < 0.05), while NSTEMI was higher in group 2 (58.3% in group 2 vs 12.1% in group 1; p < 0.05). Group 1 had lower serum Glucose level but higher serum Creatinine level than group 2 (medians were 5.3 mmol/l and 80 µmol/l in group 1 vs 6.44 mmol/l and 72.5 µmol/l in group 2, respectively; p < 0.05). The prevalence of single vessel disease, angiographically normal coronary arteries, nonobstructive disease in group 1 were also higher and multi-vessel disease was lower than group 2 (45.5%; 33.3%; 12.1% and 9.1% in group 1 vs 33.3%; 2.8%; 2.8% and 61.2% in group 2; p < 0.05). The Gensini, GRACE and TIMI scores were lower in group 1 (median was 5; medium was 78.55 and median was 2 in group 1 vs 37.5; 130.22 and 3 in group 2, respectively; p < 0.05). Smoking was a risk factor for obstructed CAD in group 1 (OR = 7.12; 95% CI: 1.25 - 40.63; p < 0.05). Conclusion: Young patients with acute coronary syndrome tend to be male, smoking and positive familial history; grade of angina was more severe and systolic pressure was lower; the prevalence of unstable angina and STEMI were higher. In contrast, older patients had higher serum Glucose level and lower serum Creatinine level; the prevalence of multi-vessel disease was higher. The Gensini, GRACE and TIMI scores were lower in young patients. Smoking was a risk factor for obstructed CAD in young patients. |