Đặt vấn đề: Dị dạng mạch máu xếp loại theo ISSVA 2014 chia thành dòng nhanh và chậm. Mặc dù định danh chẩn đoán đã rõ, nhưng điều trị vẫn là thách thức vì tỷ lệ điều trị lành bệnh thấp, biến chứng nhiều. Điều trị can thiệp nội mạch là phương pháp lựa chọn đầu tay, tuy nhiên tỷ lệ điều trị khỏi bệnh hoàn toàn chỉ đạt 30%. Phối hợp điều trị giúp tăng tỷ lệ thành công, nhất là phối hợp giữa can thiệp nội mạch và phẫu thuật. Có nhiều vật liệu gây tắc mạch, tuy nhiên cồn được xem là vật liệu gây tắc mạch hiệu quả nhưng có thể có nhiều biến chứng nếu không đủ kinh nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp không nhóm chứng. 89 truờng hợp đủ tiêu chuẩn đưa vào nhóm nghiên cứu, được điều trị can thiệp nội mạch bằng cồn tuyệt đối từ tháng 06/2016 đến 06/2020. Đánh giá đáp ứng điều trị qua lâm sàng, hình ảnh học và tổng hợp kết quả lâm sàng, hình ảnh học và biến chứng hình thành kết quả điều trị chung. Kết quả: Trong 89 bệnh nhân, nữ chiếm đa số với tỷ lệ 62,9%, độ tuổi trên 18 chiếm 49,4%, tuổi trung bình 23,1. Sự khác biệt giữa hai nhóm dị dạng dòng nhanh và chậm về số lần can thiệp, cách tiếp cận, tổng thể tích cồn và phối hợp điều trị có ý nghĩa thống kê với p = 0,021. Hiệu quả điều trị của dị dạng mạch máu dòng chậm tốt hơn so với dòng nhanh (p = 0,023); nhưng khả năng điều trị triệt để, dị dạng động tĩnh mạch có thể điều trị triệt để trên hình ảnh và triệu chứng lâm sàng. Biến chứng nặng, trong nghiên cứu của chúng tôi, có tổng cộng 4 trường hợp, bao gồm dị dạng tĩnh mạch 3 trường hợp (4,5%), dị dạng động tĩnh mạch 1 trường hợp (6,7%), không khác biệt giữa hai dòng. Kết luận: Dị dạng tĩnh mạch chiếm tỷ lệ đa số trong nhóm 89 bệnh nhân trong nghiên cứu. Dị dạng dòng nhanh, đặc biệt là dị dạng động tĩnh mạch do tính phức tạp và khả năng điều trị khó cho nên thời gian theo dõi lâu, lượng cồn sử dụng nhiều, số lần điều trị can thiệp dài hơn dị dạng dòng thấp có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ điều trị thành công ở dị dạng dòng thấp cao hơn, nhưng khỏi bệnh hoàn toàn ở dị dạng dòng nhanh cao hơn. Tỷ lệ biến chứng chủ yếu và thứ yếu không có sự khác biệt giữa hai nhóm dòng nhanh và dòng chậm. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận, nồng độ đường huyết tỷ lệ nghịch với biến chứng thứ yếu; đau sau điều trị tương quan nghịch với nồng độ Natri máu. Thang điểm đau, thời gian khởi phát triệu chứng, và APTT có tương quan thuận với biến chứng. |
Objective: According to ISSVA 2014 classification, peripheral vascular malformations are divided to fast and slow flow. In spite of clear diagnosis, management is still challenging because of low rate of getting rid of lesions and high risk of complications. Endovascular management is first choice in daily practice, but cured rate is maximum about 30%. Combined treatment increases rate of success to get rid of malformations, especially surgical remvoving after endovascular management. There are many embolized materials, but absolute alcohol seem to be effective, but highly complications. Study and method: A prospective intervened study without case control. 89 patients satisfied standard are collected from 06/2016 to 06/2020. We evaluated clinical response, imaging improvement and effectiness of absolute alcoholic management. Results: Of 89 patients, female is majority with 62.9%, older than 18 is about 42.9%, mean age is 23.1. Sessions, method of approaching, volume of alcohol, combined treatment are significantly remarkable different between fast and slow flow malformations (p value = 0.021). Treatment are seem to be more effective in slow flow (p = 0.023),but fast flow malformations are curable in clinical and imaging studies. Major complications is indifferent between two groups. Conclusion: Venous malformations are majority amongst vascular malformations in our study. Because of complex scenario, difficulty of management in fast flow lesions, follow up is prolonged, volume of alcohol is increased, therapeutic sessions is repeated many times compared to slow flow. Successful treatment is higher in slow flow malformations than fast flow, but latter one is able to be cured. There are no difference between two group in field of complications. However, glycemia is negative correlation with minor complications, natremia is also reverse correlation to postoperational pain. Pain scale, symptom’s onset and APTT are positive correlations with complications. |