Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHĂM SÓC LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
PATIENTS’ PERSPECTIVES AND EXPERIENCES OF PATIENT-CENTERED CARE IN SOME COMMUNES OF THUA THIEN HUE PROVINCE
 Tác giả: Ngô Thị Mộng Tuyền, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Phạm Thị Trâm, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tâm
Đăng tại: Tập 10 (02); Trang: 85
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm ngày càng trở thành mục tiêu quan trọng của hệ thống CSSK. Nhiều nghiên cứu cho thấy quan điểm và trải nghiệm của người dân về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm liên quan chặt chẽ với các chỉ số lâm sàng và kết quả sức khỏe dài hạn, được sử dụng như một thang đo cho các nỗ lực cải tiến hệ thống y tế.

Mục tiêu nghiên cứu: 1) Khảo sát quan điểm, trải nghiệm của người dân về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm; 2) Xác định mối liên quan giữa quan điểm trải nghiệm về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm với tình hình sử dụng dịch vụ y tế.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 313 người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiến hành khảo sát 4 thành tố chính của chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm: chia sẻ thông tin, mối quan hệ với bác sĩ/nhân viên y tế khác, ra quyết định lâm sàng, khuyến khích người bệnh tự chăm sóc. Sử dụng test ANOVA để phân tích mối liên quan giữa thực trạng chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm với tình trạng sức khỏe và việc sử dụng dịch vụ CSSK của người dân (p < 0,05).

Kết quả: Tỷ lệ đạt chăm sóc hướng người bệnh tốt (≥ 3,75 điểm) là 43,1% (Mean=3,58 (0,57)). Người dân sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến trạm y tế có trải nghiệm về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm cao hơn so với tuyến huyện, tỉnh và trung ương (p < 0,005). Thành tố khuyến khích người bệnh tự chăm sóc và mối quan hệ với bác sĩ/NVYT được đánh giá là khá thấp. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm với cơ sở KCB ban đầu, chất lượng cuộc sống, số lần khám sức khỏe định kỳ, mức độ tích cực tham gia vào quá trình chăm sóc (p < 0,05).

Kết luận: Kết quả cho thấy quan điểm, trải nghiệm của người dân về chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm còn chưa cao. Cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao các kỹ năng giao tiếp, tham vấn, khuyến khích người bệnh tự chăm sóc và sự phối hợp giữa các nhân viên y tế trong CSSK cho người dân

Từ khóa:chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, chăm sóc ban đầu, tình hình sử dụng dịch vụ y tế
Abstract:

Patient-centered care is widely acknowledged as an important goal in healthcare delivery. Research has demonstrated that patient perceptions of patient-centred care can be linked to clinical and long-term outcomes in addition to being a useful metric for quality improvement efforts.

Objectives: 1) To identify patients’ perspectives and experiences of patient-centerd care in some communes in Thua Thien Hue province; 2) To determine the association between the patients’ perspectives, experiences on patient-centered care and utilization of the health services.

Methods: A cross sectional descriptive study was conducted in 313 patients living in Thua Thien Hue province. A structured questionnaire was use to investigate 4 main domains of patient-centered care: Information and Education, Relationships with doctors and other health professionals, making decisions, motivate patients about self-management. We used test ANOVA to analyze the association between patient-centered care and health care utilization among participants (p < 0.05).

Results: The percentage of good patient-centered care (≥ 3.75 points) was 43.1% (Mean = 3.58 (0.57)). Patients using health services at the commune health centers had a higher experience in patient-centered care compared to district, province and central hospitals (p < 0.005). Domains “Encourage patients to take care of themselves” and “Relationship factor with doctors” were evaluated low. There were statistically significant associations between patient-centered care and primary health care facilities, quality of life utilization of periodic health checkup, and patient activation in health care (p <0.05).

Conclusion: Out study illustrates that patients’ perspectives and experiences of patient-centered care are still low. There is a need to improve communication and counseling skills of health care providers and increase patient motivation for self-care

Key words: patient-centered care, primary care, health care utilization

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 10 (02)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1VAI TRÒ CỦA HỆ VI SINH VẬT ĐƯỜNG RUỘT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Tác giả:  Nguyễn Thị Huyền, Phan Thị Minh Phương, Reet Mandar
11707
2104914
3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN Ở NGƯỜI LỚN BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI XUYÊN THÀNH BỤNG ĐẶT TẤM NHÂN TẠO NGOÀI PHÚC MẠC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ CƠ SỞ 2
Tác giả:  Nguyễn Thanh Xuân, Lê Đức Anh
107820
4NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TỔN THƯƠNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP DƯỚI 40 TUỔI
Tác giả:  Huỳnh Văn Minh, Hồ Anh Bình, Đinh Thế Anh
143126
5ĐẶC ĐIỂM BÚ SỮA MẸ CỦA TRẺ ĐƯỢC CHĂM SÓC BẰNG PHƯƠNG PHÁP KANGAROO
Tác giả:  Ngô Minh Xuân
105933
6NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH U NGUYÊN BÀO NUÔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Minh Thảo, Võ Hoàng Lâm, Đặng Văn Tân, Lê Lam Hương
102236
7NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN NHIỄM HELICOBACTER PYLORI BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐẶC HIỆU GENE UREA TỪ MẪU MÔ SINH THIẾT NIÊM MẠC DẠ DÀY Ở BỆNH NHÂN BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
Tác giả:  Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Thị Mai Ngân, Nguyễn Duy
95643
8CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Trần Thị Hoa Mai, Nguyễn Minh Tâm
104550
9NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KARYOTYPE CỦA HỘI CHỨNG TURNER
Tác giả:  Hà Thị Minh Thi, Đoàn Thị Duyên Anh
105258
10NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HÓA KHOẢNG DẪN TRUYỀN NHĨ THẤT BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐẶT MÁY TÁI ĐỒNG BỘ TIM
Tác giả:  Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Anh Vũ
97463
11ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT BƠM SURFACTANT ÍT XÂM LẤN Ở TRẺ SƠ SINH
Tác giả:  Ngô Minh Xuân
133068
12KHẢO SÁT TÍNH NHẠY CẢM KHÁNG SINH VÀ TỶ LỆ MANG GENE ĐỘC LỰC SCPBLMB CỦA CÁC CHỦNG STREPTOCOCCUS AGALACTIAE PHÂN LẬP TỪ PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Thị Châu Anh, Nguyễn Thị Phúc Lộc, Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn An
106773
13NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN CỦA COPEPTIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Tác giả:  Đinh Đức Huy, Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Anh Vũ
112079
14KHẢO SÁT QUAN ĐIỂM VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CHĂM SÓC LẤY NGƯỜI BỆNH LÀM TRUNG TÂM TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG THUỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Mộng Tuyền, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Phạm Thị Trâm, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Minh Tâm
101185
15NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ PHỐI HỢP TỶ SỐ PLR – NLR VỚI BISAP TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP Ở BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tác giả:  Nguyễn Huyền Châu, Trần Văn Huy
124093
16NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ FGF-23 HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN
Tác giả:  Nguyễn Hữu Vũ Quang, Võ Tam
1028100
17ĐÁNH GIÁ TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÔNG CỤ SÀNG LỌC HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT Ở SINH VIÊN NỮ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Ngô Đình Triệu Vỹ, Nguyễn Lê Hưng Linh, Trần Thị Mỹ Duyên, Trần Hoàng Nhật Anh, Trần Thị Trà My, Trần Mạnh Linh
1441106

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,052 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,140 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,488 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,406 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,305 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,271 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,920 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,888 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,844 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN