Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU CÁC TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN VÀ TỈ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN ĐẾN NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019
THE UPPER GASTROINTESTINAL ENDOSCOPIC FINDINGS AND THE PREVALENCE OF HELICOBACTER PYLORI INFECTION IN PATIENTS UNDERGOING GASTROINTESTINAL ENDOSCOPY AT CAN THO UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY HOSPITAL
 Tác giả: Thái Thị Hồng Nhung
Đăng tại: Tập 10 (01); Trang: 73
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Bệnh lý đường tiêu hóa trên bao gồm các tổn thương tại thực quản, dạ dày tá tràng khá phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Vi khuẩn Helicobacter Pylori gây viêm niêm mạc dạ dày tá tràng và có mối liên quan chặt chẽ với các bệnh lý đường tiêu hóa trên như viêm dạ dày tá tràng mạn tính, loét dạ dày tá tràng hoặc ung thư dạ dày. Nội soi đường tiêu hóa trên được xem là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất các tổn thương thực quản dạ dày tá tràng. Tìm sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori bằng test urease qua nội soi là xét nghiệm đầu tay có độ nhạy khá cao gần 90%, độ đặc hiệu cao 95-100%.

Mục tiêu: Xác định các tổn thương thực quản dạ dày tá tràng ghi nhận qua nội soi và tỉ lệ bệnh nhân có Helicobacter Pylori dương tính phát hiện bằng urease test nhanh.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 4961 bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên có chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng có sinh thiết làm urease test nhanh tìm Helicobacter Pylori từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019 tại Bệnh Viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.

Kết quả: Tổn thương thường gặp là viêm dạ dày 62,7% %, loét dạ dày tá tràng chiếm tỉ lệ 6,3%, viêm thực quản do trào ngược chiếm tỉ lệ 41,3%, nấm thực quản chiếm tỉ lệ 1,9%, và polyp chiếm tỉ lệ 1,8%. Tỉ lệ bệnh nhân có nhiễm Helicobacter Pylori là 16,9% và có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm Helicobacter Pylori và loét dạ dày tá tràng. Không có mối liên quan giữa viêm dạ dày, viêm thực quản do trào ngược và H.Pylori (p<0,05).

Kết luận: Tổn thương đường tiêu hóa trên phát hiện qua nội soi rất đa dạng, nhóm tổn thương thường gặp là viêm loét dạ dày tá tràng, viêm thực quản do trào ngược, tỉ lệ bệnh nhân có nhiễm Helicobacter Pylori là 16,9% và có mối liên quan chặt chẽ giữa nhiễm Helicobacter Pylori và loét dạ dày tá tràng.

Từ khóa:bệnh đường tiêu hóa trên, Helicobacter Pylori
Abstract:

Background: The upper gastrointestinal diseases are common in Vietnam and all over the world. Helicobacter Pylori causes inflammation of the gastric mucosa and is associated with many upper gastrointestinal diseases, including chronic gastritis, peptic ulcer disease and gastric cancer. Gastroendoscopy is seen as the best diagnostic strategy to detect upper gastrointestinal lesions. The rapid urease test is recommended as the first-line diagnostic test of Helicobacter Pylori with high sensitivity which is approximately 90% and specificity which is in the range of 95 - 100%.

Objective: Determine the upper gastrointestinal endocopic lesions and the prevalence of Helicobacter Pylori infection.

Patients and methods: A retrospective observational study was conducted in 4961 patients ≥ 16 years of age undergoing upper gastrointestinal endoscopy with rapid urease test between January 2019 and  December 2019 at Can Tho University of Medicine and Pharmacy.

Results: The most commonly identified endoscopic findings were erythematous gastritis (62.7%), reflux esophagitis (41.3%), peptic ulcer (6.3%), candida esophagitis (1.9%) and polyps (1.8%). H.Pylori infection was detected in 16.9% (836/4961) of patients. Peptic ulcer were statistically significantly associated with H.Pylori (p < 0.05). No association was found between reflux esophagitis with gastritis and H.Pylori infection (p > 0.05). 

Conclusion: The upper gastrointestinal endoscopic findings were so various, and the most common lesions were peptic inflammation, peptic ulcer and reflux esophagitis. The prevalence of H.pylori infection was in 16,9% patients undergoing gastrointestinal endoscopy and the association with peptic ulcer was found to be significant.

Key words: upper gastrointestinal endoscopic findings, Helicobacter Pylori

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 10 (01)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1CAN THIỆP XÂM NHẬP TỐI THIỂU TRONG HỆ TIẾT NIỆU - SỰ PHỐI HỢP GIỮA NGOẠI KHOA VÀ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Tác giả:  Lê Trọng Bỉnh, Hoàng Anh Dũng, Trương Quang Quý, Lê Trọng Khoan, Lê Đình Đạm, Lê Đình Khánh, Nguyễn Khoa Hùng
11257
2CÁC HỢP CHẤT PHÂN LẬP TỪ DỊCH CHIẾT N-HEXAN CỦA RỄ ĐẢNG SÂM VIỆT NAM [CODONOPSIS JAVANICA (BLUME) HOOK.F.] THU Ở LÂM ĐỒNG
Tác giả:  Nguyễn Thị Thăng Long, Đinh Thị An, Trịnh Thị Điệp
159814
3NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TẠI NHÀ CỦA BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TẠI THÀNH PHỐ HUẾ, VIỆT NAM
Tác giả:  Đinh Bảo Trâm, Lê Thị Bích Thuý, Nguyễn Hoàng Lan
93919
4NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHỈ SỐ HBA1C Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Tác giả:  Nguyễn Minh Tú, Trần Thị Thanh Hồng, Trần Thị Mỹ Huyền, Trần Thị Hoa, Võ Thị Thảo, Khương Thị Quỳnh, Lê Huỳnh Thị Tường Vy, Phan Văn Sang, Võ Ngọc Hà My, Nguyễn Thi Nhật Hòa, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thanh Gia, Lê Đình Dương, Nguyễn Hoàng Chung, Ngô Thành Nhân, Nguyễn Thanh Nga, Trần Bình Thắng, Đỗ Ích Thành
158125
5TỶ LỆ, BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA TRẦM CẢM Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2: SO SÁNH GIỮA ĐÁNH GIÁ BẰNG PHQ-9 VÀ TIÊU CHUẨN LÂM SÀNG CỦA ICD 10
Tác giả:  Trần Như Minh Hằng, Nguyễn Quang Ngọc Linh, Võ Thị Hân, Lê Trần Tuấn Anh
132631
6KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THIẾU MÁU THAI KỲ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI KHOA PHỤ SẢN BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trương Thị Linh Giang, Trương Quang Vinh
107338
7NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG NGỰC, VÀ SỰ BIẾN ĐỔI ADA TRONG DỊCH MÀNG PHỔI Ở BỆNH NHÂN LAO MÀNG PHỔI THỂ TRÀN DỊCH TỰ DO
Tác giả:  Nguyễn Thị Bình Nguyên
100045
8BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN HÓA TRỊ
Tác giả:  Bùi Hứa Như Trọng, Lê Xuân Thuận, Nguyễn Tấn Long, Trần Hồ Nguyệt Minh, Trương Minh Lộc, Lê Nhả Duyên, Nguyễn Thị Thủy
113451
9ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP DO SỎI
Tác giả:  Nguyễn Hữu Trí, Trương Minh Tuấn
130758
10 NGHIÊN CỨU IN VITRO SỰ THAY ĐỔI ĐỘ CONG TỦY VÀ THỜI GIAN SỬA SOẠN BẰNG TRÂM SAFESIDER
Tác giả:  Đỗ Phan Quỳnh Mai, Phan Anh Chi, Nguyễn Toại
86265
11NGHIÊN CỨU CÁC TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN VÀ TỈ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN ĐẾN NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2019
Tác giả:  Thái Thị Hồng Nhung
116173
12NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Trường An, Trần Thị Mỹ Huyền, Phan Văn Thắng, Hà Minh Phương, Võ Phúc Anh, Trần Đặng Xuân Hà, Nguyễn Thị Nhật Hòa, Võ Ngọc Hà My, Lê Thị Phương Thuận, Nguyễn Thị Tân, Võ Thị Thảo, Trần Thị Thanh Hồng, Trần Thị Hoa, Lê Huỳnh Thị Tường Vy, Phan Văn Sang, Ngô Văn Đồng, Vĩnh Khánh, Trần Bình Thắng, Nguyễn Minh Tú
210879
13ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA CỘT SỐNG BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT VÀ BÀI THUỐC ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH
Tác giả:  Đỗ Thị Huyền Nga, Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Văn Hưng
100686

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (6,989 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,088 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,405 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,331 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,223 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,095 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,903 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,865 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,815 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN