Đặt vấn đề: Glôcôm là nguyên nhân gây mù không hồi phục hàng đầu và là là nguyên nhân gây mù chung đứng hàng hai trong các nguyên nhân gây mù. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp giảm tiến triển giai đoạn của bệnh, gián tiếp hạn chế gánh nặng kinh tế và bảo đảm chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Hiện nay, việc tiếp cận dịch vụ y tế phòng chống glôcôm có nhiều khó khăn ở các quốc gia đang phát triển do sự hạn chế tiếp cận các cơ sở y tế chăm sóc mắt. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế bệnh glôcôm của người trên 40 tuổi tại thành phố Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. Kết quả: Mô hình can thiệp của chúng tôi trọng tâm thực hiện 3 nhóm giải pháp: truyền thông tích cực can thiệp thay đổi hành vi, đào tạo nâng cao kiến thức và khả năng thực hành cho cán bộ y tế, điều trị và quản lý nhóm bệnh nhân glôcôm, đối tượng nghi ngờ và có yếu tố nguy cơ glôcôm. Đánh giá kết quả sau can thiệp cho thấy về kiến thức, thái độ, thực hành: ở các phường can thiệp, tỷ lệ người dân có kiến thức tốt tăng từ 2,5% lên 49,1%, có thái độ tốt tăng từ 3,4% lên 51,6%, có thực hành tốt tăng từ 2,3 % lên 46,3%. Về cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế bệnh glôcôm, tỷ lệ người dân khám mắt hằng năm tăng từ 30,7% lên 49,9%, tỷ lệ khám sàng lọc glôcôm tăng từ 26,9% lên 59,0%. Tỷ lệ bệnh nhân glôcôm, nghi ngờ và nguy cơ glôcôm theo dõi thường xuyên là 90,8%, tuân thủ sử dụng thuốc hoàn toàn là 60%. Hiệu quả can thiệp về thay đổi thực hành chung là 43,2%, thay đổi về khám mắt hằng năm là 46,7%, thay đổi về khám sàng lọc glôcôm là 57,7%. Khả năng tiếp cận dịch vụ sàng lọc glôcôm tăng 8 lần (95%KTC: 5,31-12,04, p<0,05), kiến thức tốt tăng 3,67 (95%KTC: 1,47-9,1, p<0,05) lần, thái độ tốt tăng 2,13 (95%KTC: 1,02-4,43, p<0,05) lần và thực hành tăng 2,39 (95%KTC: 1,42-1,56, p<0,05) lần. Kết luận: Cần tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ về bệnh glôcôm cho người dân, nâng cao kiến thức và khả năng phát hiện glôcôm cho cán bộ y tế cơ sở trong điều kiện hiện có của y tế cơ sở, phối hợp chắc chẽ giữa các tuyến y tế trong cung cấp dịch vụ y tế bệnh glôcôm cho mọi đối tượng |
Introduction: Glaucoma is the leading cause of irreversible blindness and the second leading cause of blindness in general. Early detection and timely treatment help reduce the progression of the disease, indirectly limit the economic burden and ensure the quality of life for patients. Currently, access to glaucoma prevention medical services is difficult in developing countries due to limited access to eye care facilities. Objective: To assess the effectiveness of interventions to increase the access to glaucoma services of people over 40 years old in Hue city. Methods: Applied the study design for community intervention with the comparison between intervened and control groups.
Results: Our intervention approach included 3 groups of activities: active communication to change behaviors, medical staff training to improve knowledge and practice, treatment and management for glaucoma patients, suspected glaucoma cases or those at risk factors for glaucoma. Results showed that, in the intervention group, the percentage of people with good knowledge increased from 2.5% to 49.1%, good attitude increased from 3.4% to 51.6%, good practice increased from 2.3% to 46.3%. Regarding the improvement of access to glaucoma services, the proportion of people having annual eye exams increased from 30.7% to 49.9%, the figure for having glaucoma screening increased from 26.9% to 59.0%, proportion of those who were glaucoma patients, suspected and at risk with glaucoma that regularly monitored is 90.8%, percentage of those completely followed medication used instruction is 60%. In terms of the effective of the intervention program, the change in glaucoma good practice is 43.2%,
the change in having annual eye examination is 46.7%, and the change in having glaucoma screening is 57.7%. Ability to access glaucoma screening services increased by 8 (95%CI: 5.31-12.04, p<0.05) times, good knowledge increased by 3.67 (95%CI: 1.47-9.1, p<0.05) times, good attitude increased by 2.13 (95%CI: 1.02-4.43, p<0.05) times and practice increased by 2.39 (95%CI: 1.42-1.56, p<0.05) times compared to the control groups. Conclusions: There is need to enhance the communication and education on glaucoma for the people, improve the knowledge and ability to detect glaucoma for local health care workers within the existing capacity of the primary health care facility, closely coordinate between medical facilities at different levels in providing glaucoma medical services for all people. |