Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

SÀNG LỌC CÁC HỢP CHẤT ỨC CHẾ ENZYM PROTEIN TYROSIN PHOSPHATASE 1B CỦA CÂY VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP DOCKING PHÂN TỬ
SCREENING NATURAL PRODUCT COMPOUNDS FROM CLEISTOCALYX OPERCULATUS FOR PROTEIN TYROSINE PHOSPHATASE 1B INHIBITORY ACTIVITY BY USING MOLECULAR DOCKING METHOD
 Tác giả: Nguyễn Hồng Nhung, Tạ Thị Thu Hằng, Vũ Khánh Linh, Bùi Thanh Tùng
Đăng tại: Tập 11 (03); Trang: 94
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh mãn tính phức tạp, đặc trưng bởi nồng độ glucose tăng cao trong máu, xảy ra do sự thiếu hụt bài tiết insulin từ tế bào β đảo tụy hoặc khả năng hoạt động của insulin. Protein tyrosin phosphatase 1B (PTP1B) xúc tác quá trình loại bỏ nhóm phosphate từ phosphotyrosin của thụ thể insulin do đó làm giảm tác dụng của insulin tới các mô đích. Vì vậy, ức chế enzym này là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh đái tháo đường. Cây vối (Cleistocalyx operculatus) được chứng minh là có tác dụng trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Mục tiêu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá tác dụng ức chế enzym PTP1B của các hợp chất trong cây vối bằng phương pháp docking phân tử.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cấu trúc protein tyrosin protease 1B được lấy từ Protein Data Bank. Các hợp chất được thu thập từ các tài liệu về thành phần hóa học của cây Vối và các cấu trúc này được lấy từ cơ sở dữ liệu PubChem. Docking phân tử được thực hiện bằng phần mềm Autodock vina. Quy tắc Lipinski 5 được sử dụng để so sánh giữa các hợp chất có đặc tính giống thuốc và không giống thuốc. Thông số dược động học của các hợp chất tiềm năng được đánh giá qua công cụ pkCSM.

Kết quả: Dựa trên các công bố trước đây về cây vối, chúng tôi thu thập được 62 hợp chất. Kết quả cho thấy có 4 hợp chất có tác dụng ức chế PTP1B mạnh hơn cả chứng dương là abieta-7,13-diene, kaempferol, quercetin, luteolin. Phân tích quy tắc Lipinski 5 cho thấy cả 4 hợp chất đều có đặc tính giống thuốc. Ngoài ra, kết quả dự đoán thông số dược động học cho thấy các hợp chất có khả năng hấp thu ở ruột rất tốt và độc tính thấp.

Kết luận: Do đó, các hợp chất như kaempferol, quercetin, luteolin, abieta-7,13-diene là các hợp chất tiềm năng trở thành thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tử cây Vối

Từ khóa: Cây vối, protein tyrosine phosphatase 1B, đái tháo đường, in silico, molecular docking
Abstract:

Background: Diabetes mellitus is a complex chronic disease. It is characterized by high level of glucose in the blood, caused by deficiency in insulin secretion from the β pancreatic’s cells or the operability of insulin. The protein tyrosine phosphatase 1B (PTP1B) catalyzes in order to remove of the phosphate group from the insulin receptor's phosphotyrosine, so it reduces the effects of insulin on target tissues. Therefore, inhibiting this enzyme is an effective method to treat diabetes mellitus. Cleistocalyx operculatus has been shown to be effective with the treatment of diabetes mellitus.

Objectives: In this study, we evaluated the inhibitory effects of PTP1B enzyme of Cleistocalyx operculatus’s compounds by using molecular docking method.

Materials and Methods: The protein tyrosin protease 1B structure was obtained from Protein Data Bank. Compounds were collected from the publication of Cleistocalyx operculatus and these structures were obtained from the PubChem database. Molecular docking was done by Autodock vina software. Lipinski Rule of Five is used to compare compounds with drug-like and non-drug-like properties. Pharmacokinetic parameters of potential compounds were evaluated using the pkCSM tool.

Results: Based on previous publication of Cleistocalyx operculatus, we have collected 62 compounds. The results showed that there are 4 compounds have PTP1B inhibitory effect stronger than the positive control including abieta-7,13-diene, kaempferol, quercetin, luteolin. Analysising Lipinski rule of five showed that all 4 compounds have drug-likeness propieties. Moreover, predict ADMET showed that these compounds have good intestinal absorption and low toxicity.

Conclusion: Therefore, kaempferol, quercetin, luteolin and abieta-7,13-diene may be potential natural product compound for diatetes treatment.

Key words: Cleistocalyx operculatus, protein tyrosine phosphatase 1B, diabetes mellitus, in silico, molecular docking.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 11 (03)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA THAY HUYẾT TƯƠNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG DO TĂNG TRIGLYCERIDE MÁU TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tác giả:  Võ Thị Đoan Thục, Phạm Thị Ngọc Thảo, Trần Văn Huy
13467
2SO SÁNH YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Ở BA VÙNG SINH THÁI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2019
Tác giả:  Tôn Thất Cảnh Trí, Nguyễn Thành Sơn, Đoàn Vũ Lực, Nguyễn Thanh Tú, Võ Thanh Long, Đặng Thị Anh Thư
106913
3HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TRUNG BÌNH - NẶNG BẰNG AZITHROMYCIN KẾT HỢP ADAPALENE
Tác giả:  Hoàng Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Trà My, Nguyễn Thị Thanh Phương, Mai Bá Hoàng Anh, Lê Thị Thuý Nga, Trần Ngọc Khánh Nam
92821
4NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG BỘT XƯƠNG NHÂN TẠO IN VIVO
Tác giả:  Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Mỹ Hương, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Minh Phương, Lê Văn Trị, Nguyễn Thanh Tùng
104427
5NGHIÊN CỨU TÍNH ĐÁP ỨNG CỦA TRICHOMONAS VAGINALIS VỚI TINH DẦU MELALEUCA QUINQUENERVIA
Tác giả:  Nguyễn Thị Hà Trinh, Lê Chí Cao, Hà Thị Ngọc Thúy, Ngô Thị Minh Châu, Tôn Nữ Phương Anh
86239
6NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở SẢN PHỤ CÓ VẾT MỔ LẤY THAI CŨ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trương Thị Linh Giang
91645
7PHẪU THUẬT LẤY MỎM YÊN TRƯỚC TRONG ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN MỎM YÊN VÀ U MÀNG NÃO MỎM YÊN: TỪ GIẢI PHẪU ĐẾN PHẪU THUẬT THẦN KINH
Tác giả:  Nguyễn Đức Nghĩa, Ngô Mạnh Hùng
78653
8CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG ĐƯỜNG MẬT TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT
Tác giả:  Phan Đình Tuấn Dũng, Đặng Ngọc Hùng, Lê Lộc
92460
9NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM FUNC TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Dương Phúc Thái, Nguyễn Đình Toàn
90365
10ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY CÓ KHẢ NĂNG HỒI PHỤC CỦA BIODENTINE
Tác giả:  Phan Anh Chi, Lê Thị Thu Nga
97672
11ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN GIAI ĐOẠN II, III BẰNG XẠ TRỊ GIA TỐC KẾT HỢP HÓA CHẤT
Tác giả:  Trịnh Lê Huy, Phạm Anh Đức
84680
12NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP KHOẢNG GIÁ TRỊ THAM CHIẾU CHO CÁC CHỈ SỐ DOPPLER TĨNH MẠCH PHỔI Ở THAI NHI CÓ TĂNG TRƯỞNG BÌNH THƯỜNG
Tác giả:  Phạm Minh Sơn, Trần Đình Vinh, Nguyễn Vũ Quốc Huy
126586
13SÀNG LỌC CÁC HỢP CHẤT ỨC CHẾ ENZYM PROTEIN TYROSIN PHOSPHATASE 1B CỦA CÂY VỐI (CLEISTOCALYX OPERCULATUS) BẰNG PHƯƠNG PHÁP DOCKING PHÂN TỬ
Tác giả:  Nguyễn Hồng Nhung, Tạ Thị Thu Hằng, Vũ Khánh Linh, Bùi Thanh Tùng
108094
14KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP TRONG THỰC HÀNH Y KHOA CỦA SINH VIÊN Y KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
Tác giả:  Võ Đức Toàn, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Hồ Anh Hiến, Nguyễn Thị Hòa, Dương Quang Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hồ Đắc Trường An, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Minh Tâm
1042105
15HÌNH ẢNH HỌC VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP
Tác giả:  Nguyễn Thanh Thảo
1013111

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,566 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,408 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (6,263 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,772 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (3,717 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,528 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,472 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,305 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,125 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,125 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN