Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

ĐÁNH GIÁ XƠ HÓA GAN BẰNG KỸ THUẬT GHI HÌNH XUNG LỰC XẠ ÂM VÀ CHỈ SỐ TỶ LỆ ASPARTATE AMINOTRANSFERASE TRÊN TIỂU CẦU TRONG BỆNH GAN MẠN
LIVER FIBROSIS EVALUATION BY ACOUSTIC RADIATION FORCE IMPULSE IMAGING AND THE ASPARTATE AMINOTRANSFERASE TO PLATELET RATIO INDEX IN CHRONIC HEPATIC DISEASE
 Tác giả: Trần Thị Khánh Tường, Hoàng Trọng Thảng
Đăng tại: Tập 5(1) - Số 25/2015; Trang: 58
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Tổng quan và mục tiêu: Xung lực xạ âm (ARFI) là một kỹ thuật đánh giá xơ hóa gan mới không xâm nhập. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy ARFI là một phương tiện đầy hứa hẹn để đánh giá xơ hóa gan trong bệnh gan mạn. Chỉ số tỷ lệ aspartate aminotransferase (AST) trên tiểu cầu (APRI) đã được đề xuất là dấu ấn xơ hóa không xâm nhập đơn giản và khá chính xác. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định vai trò đánh giá xơ hóa gan bằng ARFI, APRI và sự phối hợp 2 phương pháp này trong bệnh gan mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 119 bệnh nhân bị viêm gan B, C mạn, bệnh gan rượu và NASH. Tất cả bệnh nhân được sinh thiết gan để đánh giá xơ hóa gan, đo độ đàn hồi bằng ARFI và tính APRI. Giá trị ngưỡng được xác định bởi đường cong ROC. Độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV và NPV được tính toán và so sánh theo giá trị ngưỡng tương ứng. Tương quan giữa giai đoạn xơ hóa gan với SWV và APRI cũng được đánh giá. Kết quả : Xơ hóa gan xác định bằng mô bệnh học với thang điểm Metavir, F0: 9 trường hợp, F1: 57 trường hợp, F2: 23 trường hợp, F3: 19 trường hợp và F4: 11 trường hợp. ARFI có tương quan chặt với giai đoạn xơ hóa gan (Spearman rho: 0,69, p: 0,0001). Diện tích dưới đường cong ROC (AUROC): 0,86 (KTC 95%: 0,79-0,94) đối với ≥ F2 và 0,93 (KTC 95%: 0,89-0,98) đối với ≥ F3. Giá trị ngưỡng của SWV như sau: ≥ 1,29 m/s cho ≥ F2 (độ nhạy 79,25%, độ đặc hiệu 89,36%, PPV 85,7% và NPV 84,3%); ≥ 1,36 m/s cho ≥ F3 (độ nhạy 96,67%, độ đặc hiệu 86,52%, PPV 70,7% và NPV 98,7%). APRI có tương quan với giai đoạn xơ hóa gan (Spearman rho: 0,35, p: 0,0001). Diện tích dưới đường cong ROC (AUROC) 0,7 (KTC 95%: 0,56-0,79) đối với ≥ F2 và 0,7 (KTC 95%: 0,58-0,81) đối với ≥ F3. Giá trị ngưỡng của APRI như sau: ≥ 0,569 cho ≥ F2 (độ nhạy 50,94%, độ đặc hiệu 88,33%, PPV 71,1% và NPV 67,9%); ≥ 1,163 cho ≥ F3 (độ nhạy 40%, độ đặc hiệu 96,63%, PPV 80% và NPV 82,7%). Khi phối hợp 2 phương pháp, để đánh giá F ≥2 có độ nhạy 45,3%, độ đặc hiệu 100%, PPV 100%, NPV 69,5% và AUROC 0,73 và để đánh giá F ≥3, có độ nhạy 40%, độ đặc hiệu 98,9%, PPV 92,3%, NPV 83% và AUROC 0,7. Khi ARFI và APRI có kết quả tương đồng, F ≥2 được xác định bởi sinh thiết gan là 45% và F ≥3 là 43,3%. Kết luận: SWV của ARFI và APRI tương quan thuận với giai đoạn của xơ hóa gan. Kỹ thuật ARFI có độ chính xác tốt với độ đặc hiệu và giá trị dự đoán âm cao trong đánh giá xơ hóa đáng kể và nặng. APRI có độ chính xác khá tốt với đặc hiệu cao trong đánh giá xơ hóa gan đáng kể và nặng và NPV cao trong đánh giá xơ hóa nặng. ARFI, phối hợp với APRI có độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương cao hơn ARFI hay APRI đơn độc trong đánh giá xơ hóa đáng kể và nặng. Khi 2 phương pháp này đồng thuận trong xơ hóa đáng kể hay nặng, có thể tránh sinh thiết gan. Các phương pháp này nên thực hiện thường qui cho các bệnh nhân bị bệnh gan mạn để đánh giá xơ hóa gan đáng kể và nặng.
Từ khóa:Xơ hóa gan (XHG), độ cứng của gan, bệnh gan mạn (chronic hepatic disease), kỹ thuật xung lực xạ âm (ARFI), chỉ số tỷ lệ AST trên tiểu cầu (APRI)
Abstract:
Background/Objectives: Acoustic radiation force impulse (ARFI) is a novel non-invasive technology for the assessment of liver fibrosis. Some studies previously reported that ARFI is a promising method for assessing liver fibrosis. Aspartaste aminotransferase (AST) to platelet ratio index (APRI) has been proposed as an easily determined and quite accurate noninvasive marker of liver fibrosis. This study aimed to explore the value of liver fibrosis assessment by ARFI, APRI and their combination in patients with chronic hepatic disease. Patients and Methods: The study was carried out on 119 patients with chronic hepatitis B, C, alcoholic liver disease and NASH. All of patients underwent a liver biopsy for histological assessment of liver fibrosis, ARFI elastography and calculate APRI. Cut-off values were determined using receiver-operating characteristic (ROC) curves. The corresponding cut-off values, sensitivities (Se), specificities (Sp), positive predict value (PPV) and negative predict value (NPV) were calculated and compared. In addition, the correlation of liver fibrosis stages with SWV and APRI were also tested to evaluate significant data. Results: Histological liver fibrosis was evaluated by Metavir scoring; F0: 9 cases, F1: 57 cases, F2: 23 cases, F3: 19 cases and F4: 11 case. SWV correlated significantly with the fibrosis stage (Spearman rho: 0.69, p = <0.0001). The areas under the ROC curves (AUROC) were 0.86 (95% CI: 0.79-0.93) for ≥F2 and 0.88 (0.80-0.96) ≥ F3. The cut-off values of SWV were as follows: ≥1.29 m/s for ≥F2 (Se 79.25%, Sp 89.36%, PPV 85.7% and NPV 84.3%), ≥ 1.36 m/s for ≥F3 (Se 96.67%, Sp 86.52%, PPV 70.7%, NPV 98.7%). APRI correlated with the fibrosis stage (Spearman rho: 0.35, p = 0.0001). AUROC were 0.7 (95% CI: 0.56-0.79) for ≥F2 and 0.7 (0.85-0.81) ≥ F3. The cut-off values of APRI were as follows: ≥0.569 for ≥F2 (Se 50.94%, Sp 88.33%, PPV 71.1% and NPV 67.9%), ≥ 1.163 for ≥F3 (Se 40%, Sp 96.63%, PPV 80%, NPV 82.7%). When both methods were taken into consideration, for predicting F ≥2, we obtained 45.3% Se, 100% Sp, 100% PPV, 69.5% NPV and 0,73 AUROC, while for predicting F ≥3 we obtained 40% Se, 98.9% Sp, 92.3% PPV, 83% NPV and 0.7 AUROC. When ARFI and APRI results agreed, F ≥2 was confirmed by liver biopsy in 45% of cases and F ≥3 in 43.3% of cases. Conclusions: Increasing SWV and APRI correlate with high degree of liver fibrosis. ARFI has a good accuracy with high specificities and NPV for prediction of significant and advanced fibrosis. APRI has a quite good accuracy with high specificities for prediction of significant and advanced fibrosis and high NPV for prediction of advanced fibrosis. The specificities and PPV of the combined tests were better than ARFI or APRI alone for predicting significant and advanced liver fibrosis. When these two methods are concordant in significant or advanced fibrosis, liver biopsy can be avoided. The methods should be employed routinely in the workup of patients with chronic liver disease to evaluate the presence of significant and advanced liver fibrosis.
Key words: liver fibrosis, liver stiffness, chronic hepatic disease, acoustic radiation force impulse imaging (ARFI), the aspartate aminotransferase to platelet ratio index (APRI)

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 5(1) - SỐ 25/2015

TTTiêu đềLượt xemTrang
17825
271717
373924
469429
5
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HS-CRP Ở NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Hoàng Anh Tiến, Lê Kim Phượng
82335
683244
776151
879858
975671
10
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC - VAI TRÒ MEN ĐẬU NÀNH NATTOKINASE NSK-SD*
Tác giả:  Huỳnh Văn Minh, Trần Hữu Dũng, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Vũ Phòng, Nguyễn Nhật Quang, Hồ Anh Tuấn, Hoàng Anh Tiến
76676
1190684
1275393
13778101
14722105
15709114
16
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LẠC CHỖ TUYẾN YÊN
Tác giả:  Phạm Thị Ngọc Hiền, Lê Trọng Khoan
765120
17677125

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,601 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,426 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (6,311 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,790 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (3,755 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,547 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,480 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,314 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,138 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,138 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN