Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC - VAI TRÒ MEN ĐẬU NÀNH NATTOKINASE NSK-SD*
NON DRUG THERAPY IN ARTERIAL HYPERTENSION ROLE OF FERMENTED SOYBEAN NATTOKINASE NSK-ND
 Tác giả: Huỳnh văn Minh, Trần Hữu Dũng, Phạm duy Khiêm, Nguyễn Vũ Phòng, Nguyễn Nhật Quang, Hồ anh Tuấn, Hoàng Anh Tiến
Đăng tại: Tập 5(1) - Số 25/2015; Trang: 76
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Mở đầu: Cho đến nay chưa có các nghiên cứu tại Việt Nam về hiệu quả của Nattokinase lên huyết áp. Chúng tôi thực hiện đề tài nhằm đánh giá tác dụng của Nattokinase lên huyết áp, chỉ điểm vữa xơ động mạch, các thông số lipid. Đối tượng & phương pháp: Đối tượng tuổi từ 18 đến 70 tuổi được chẩn đoán tiền THA và THA độ 1, chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm dùng Nattokinase và nhóm dùng placebo. Đánh giá vữa xơ động mạch với chỉ số vận tốc sóng mạch (PWV) và chỉ số cổ chân-cẳng tay (ABI) bằng máy OMRON VP 1000 plus. Kết quả: Có tất cả 71 đối tượng, tuổi trung bình là 47,66 ± 9,37, trong đó 37 đối tượng thuộc nhóm Nattokinase (92,50%), 34 đối tượng thuộc nhóm placebo (85,00%) đáp ứng đủ thời gian 8 tuần nghiên cứu. Nattokinase giảm HA ở các thời điểm 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần. (p < 0,001). Nattokinase làm giảm giá trị PWV và PP nhiều hơn so với placebo (p < 0,05), làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-C nhiều hơn placebo (p < 0,01) tuy vậy giảm glucose không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Các chỉ số ure và creatinine máu, SGPT và SGOT thay đổi không đáng kể (p > 0,05). Kết luận: Men đậu nành Nattokinase NSK-SD có tác dụng giảm huyết áp sau 8 tuần điều trị. Nattokinase còn làm giảm các chỉ số vữa xơ động mạch, các thông số lipid trước và sau điều trị. Nattokinase không có biến chứng và tác dụng phụ đáng kể. Nattokinase có thể sử dụng trong điều trị THA nhẹ như biện pháp không dùng thuốc kết hợp thay đổi lối sống.
Từ khóa:Nattokinase, huyết áp, tăng HA, tiền THA, tăng HA động mạch.
Abstract:
Background: So far no studies in Vietnam on the effects of Nattokinase on blood pressure. We implement the project to assess the effects of Nattokinase on blood pressure, markers of atherosclerosis, lipid profile. Subjects and methods: Subjects aged 18 to 70 years old was diagnosed with hypertension and pre-hypertension levels 1, randomly divided into two groups: group Nattokinase and placebo. Evaluate the atherosclerosis with index pulse wave velocity (PWV) and ankle-index forearm (ABI) by machine OMRON Office 1000 plus. Results: A total of 71 subjects, mean age 47.66 ± 9.37, in which 37 subjects Nattokinase group (92.50%), 34 subjects placebo group (85.00%) meet the 8-week study period research. Nattokinase reduce significantly the blood pressure in the time of 2 weeks, 4 weeks, 6 weeks, 8 weeks. (p <0.001). Nattokinase reduce also PWV and PP more than placebo (p <0.05), stabilising total cholesterol and LDL-C more than placebo (p <0:01), however, decreased glucose without statistical significance (p> 0.05). The urea and serum creatinine concentration, SGPT and SGOT no significant change (p> 0.05). Conclusion: Nattokinase NSK-SD had an effect to lower blood pressure after 8 weeks of treatment. Nattokinase also reduces the index atherosclerosis, lipid parameters before and after treatment. There were no complications and significant side effects by Nattokinase. It may be used in mild hypertension as a non-drug therapy combined with lifestyle change.
Key words: Nattokinase, blood pressure, hypertension, pre-hypertension, arterial hypertension

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 5(1) - SỐ 25/2015

TTTiêu đềLượt xemTrang
17045
265317
366324
461729
5
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HS-CRP Ở NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Hoàng Anh Tiến, Lê Kim Phượng
73635
672344
768351
871858
967671
10
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC - VAI TRÒ MEN ĐẬU NÀNH NATTOKINASE NSK-SD*
Tác giả:  Huỳnh Văn Minh, Trần Hữu Dũng, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Vũ Phòng, Nguyễn Nhật Quang, Hồ Anh Tuấn, Hoàng Anh Tiến
68876
1177884
1266593
13685101
14658105
15632114
16
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LẠC CHỖ TUYẾN YÊN
Tác giả:  Phạm Thị Ngọc Hiền, Lê Trọng Khoan
685120
17619125

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,101 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,174 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,542 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,526 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,323 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,296 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,156 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,941 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,919 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,909 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN