Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ LIPOPROTEIN-ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 HUYẾT THANH VỚI TÌNH TRẠNG LÂM SÀNG VÀ THỂ TÍCH VÙNG NHỒI MÁU NÃO Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP
THE RELATIONSHIP BETWEEN SERUM LIPOPROTEIN-ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 LEVELS AND CLINICAL STROKE SEVERITY, INFARCT VOLUME IN PATIENTS WITH ACUTE ISCHEMIC STROKE
 Tác giả: Lê Văn Tâm, Nguyễn Đình Toàn, Hoàng Khánh, Vũ Trọng Hào, Đoàn Vũ Xuân Lộc
Đăng tại: Tập 5(3) - Số 27/2015; Trang: 43
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Cơ sở và mục đích: Nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng nồng độ của các chất chỉ điểm sinh học viêm có liên quan với nguy cơ đột quỵ nhồi máu não và góp phần tiên lượng thể tích vùng nhồi máu. Lipoprotein-associated phospholipase A2 (Lp-PLA2) là một chất chỉ điểm sinh học viêm đặc hiệu đối với mạch máu, là yếu tố quan trọng dự báo mức độ xơ vữa động mạch. Xơ vữa mạch não là nguyên nhân chính dẫn đến tắc nghẽn cơ học dòng máu mà biến cố sau cùng là nhồi máu não. Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh với tình trạng lâm sàng và thể tích vùng nhồi máu não. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có so sánh đối chứng, gồm 119 bệnh nhân nhồi máu não cấp điều trị tại Khoa Nội Tim mạch và Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Trung ương Huế và 115 người nhóm chứng. Đánh giá tình trạng lâm sàng theo thang điểm Glasgow, thang điểm đột quỵ NIHSS, xét nghiệm nồng độ Lp-PLA2 và hs-CRP huyết thanh, bilan lipid, glucose máu. Kết quả: Tuổi trung bình ở nhóm bệnh là 66,03; ở nhóm chứng là 63,49 (p > 0,05). Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng (trung vị 22,03 IU/ml so với 10,23 IU/ml, p < 0,05). Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh cao hơn ở những bệnh nhân có tình trạng lâm sàng nặng và cao hơn ở những bệnh nhân có thể tích vùng nhồi máu não lớn. Có mối tương quan mức độ mạnh giữa Lp-PLA2 và Glasgow (r = -0,53; p < 0,05), giữa Lp-PLA2 và NIHSS (r = 0,51; p < 0,05) và giữa Lp-PLA2 và thể tích vùng nhồi máu não (r = 0,58; p < 0,05). Kết luận: Nồng độ Lp-PLA2 huyết thanh cao có mối liên quan ý nghĩa với mức độ suy giảm chức năng thần kinh nặng và thể tích vùng nhồi máu lớn ở bệnh nhân nhồi máu não cấp. Chỉ điểm sinh học viêm này có thể góp phần trong chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não và tiên lượng mức độ tổn thương mô não giai đoạn cấp.
Từ khóa:Đột quỵ, xơ vữa động mạch, viêm, chỉ điểm sinh học
Abstract:
Background and Purpose: The studies showed that elevated inflammation indicators were an associated with risk for ischemic stroke and useful in prediction of ischemic tissue volume. We studied the association between serum lipoprotein-associated phospholipase A2 (Lp-PLA2) levels and clinical stroke severity, infarct volume in acute ischemic stroke. Methods: The cross – sectional study, in 119 patients who presented to Department of Cardiology and Intensive Care Unit – Hue Central Hospital; 115 controls. Stroke patients were evaluated with Glagow Coma Scale and National Institutes of Health Stroke Scale (NIHSS) and their serum Lp-PLA2 and hs-CRP level, plasma lipid profile, blood glucose were assessed. Results: The mean age of patients was 66,03 years, in controls was 63,49 years (p > 0,05). Patients who had stroke had higher median serum Lp-PLA2 level than controls (22,03 IU/ml vs 10,23 IU/ml; p < 0,05). The median Lp-PLA2 level were higher in patients who had greater stroke severity (lower Glagow Coma Scale score, higher NIHSS score) and were higher in patients who had larger volume strokes. There is strong correlation between Lp-PLA2 levels and Glasgow Coma Scale (r = -0,53; p < 0,05); Lp-PLA2 levels and NIHSS (r =0,51; p < 0,05); Lp-PLA2 levels and infarct tissue volume (r = 0,58; p < 0,05). Conclusion: Higher Lp-PLA2 levels is significantly associated with more severe neurological impairment and larger infarct size in patients who have acute ischemic stroke. This biomarker may be useful for rapid diagnosis and prediction of ischemic tissue volume in the early stage of ischemic stroke.
Key words: Stroke, atherosclerosis, inflammation, biomarker

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 5(3) - SỐ 27/2015

TTTiêu đềLượt xemTrang
18363
279611
3
NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG KHUYẾCH ĐẠI GENE VÀ QUÁ BIỂU LỘ PROTEIN HER-2/NEU TRONG UNG THƯ DẠ DÀY BẰNG KỸ THUẬT LAI TẠI CHỖ HUỲNH QUANG VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH
Tác giả:  Trần Văn Huy, Hà Thị Minh Thi, Lê Viết Nho, Đặng Công Thuận, Văn Trung Nghĩa, Lê Phan Tưởng Quỳnh, Nguyễn Viết Nhân, Tạ Văn Tờ
83220
479430
587837
679843
788151
8
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM HIV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NỮ NHÂN VIÊN MÁT-XA TỈNH QUẢNG NGÃI NĂM 2013
Tác giả:  Trần Xuân Chương, Lê Thị Thanh Hoa, Nguyễn Ngọc Văn, Nguyễn Thành
85155
9
NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ SIÊU ÂM DOPPLER ĐỘNG MẠCH NÃO GIỮA ĐỂ DỰ BÁO THAI SUY Ở THAI PHỤ TIỀN SẢN GIẬT
Tác giả:  Phan Thị Duyên Hải, Nguyễn Trần Thảo Nguyên, Lê Lam Hương, Trương Thị Linh Giang
93659
1077764
1199470
1282483
13
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH TÌM KIẾM TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN PHỤC VỤ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Hoàng Thị Bạch Yến, Phạm Thị Hải, Hoàng Đình Tuyên, Lê Thị Hương, Võ Văn Thắng
84391
14852100
15825106
16867113
17
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP TRONG NGHIÊN CỨU Y HỌC BẰNG PHẦN MỀM REVIEW MANAGER
Tác giả:  Đoàn Vũ Xuân Lộc, Đoàn Vũ Xuân Thọ, Nguyễn Thanh Thảo
968125
18
THÔNG TIN Y DƯỢC HỌC
Tác giả:  Ngô Viết Quỳnh Trâm
731138

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,990 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (7,440 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[3] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,717 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[4] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (4,431 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (4,033 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,811 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,572 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,458 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,267 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,261 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN