Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ LAI (RA-RACM) Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN CÓ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI
EFFICACY OF HYBRID THERAPY (RA-RACM) IN PATIENTS WITH HELICOBACTER PYLORI POSITIVE-CHRONIC GASTRITIS
 Tác giả: Nguyễn Thanh Vân, Trần Văn Huy
Đăng tại: Tập 5(1) - Số 25/2015; Trang: 17
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm H. pylori, đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của viêm dạ dày mạn (VDDM) tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đồng thời đánh giá kết quả điều trị tiệt trừ H. pylori và tác dụng phụ của phác đồ lai (RA 7-RACM 7) ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có Helicobacter pylori (+). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu. Được thực hiện trên 189 bệnh nhân viêm dạ dày mạn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, thời gian từ 25/09/2013 đến 29/07/2014. Tất cả bệnh nhân được nội soi và sinh thiết làm CLOtest và mô bệnh học.Trong đó có 92 trường hợp có H. pylori (+) với CLO-test trước điều trị và làm lần 2 sau điều trị. Kết quả: 92 bệnh nhân VDDM có H. Pylori (+) gồm 36 nam và 56 nữ, tuổi trung bình là 41,65 ±11,69. Tỷ lệ nhiễm H. pylori chung là 48,67%, tỷ lệ tiệt trừ H. Pylori thành công là 88,0%. Triệu chứng lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị H. pylori giảm rõ đau thượng vị là 89,1%/69,1%, chậm tiêu 61,9%/30,8%, ợ chua 46,7%/30,8% và các triệu chứng khác 31,5%/4,9%, tất cả có sự khác biệt với p < 0,05. Về nội soi: so sánh sau điều trị H. pylori viêm phù nề sung huyết chiếm là 53,2%/63,1%, viêm trợt lồi 15,2%/4,1%, viêm trợt phẳng là 31,5%/22,8%. Không có sự khác biệt với p > 0,05. Về mô bệnh học: trước điều trị, ở hang vị: nhiễm và không H. pylori gặp viêm hoạt động chiếm tỷ lệ là 61,9%/4,1%. Có sự khác biệt với p < 0,05; viêm teo là 13,0%/10,3%, DSR là 6,5%/2,1 và NS là 5,4%/2,1%. Không có sự khác biệt với p > 0,05; ở thân vị: nhiễm và không H. pylori gặp viêm hoạt động chiếm tỷ lệ là 59,8%/1,0%. Có sự khác biệt với p < 0,05; viêm teo là 5,4%/3,1%, DSR 2,2%/1,0% và NS là 4,3%/0,0%. Không có sự khác biệt với p> 0,05. Không có sự khác biệt của các tổn thương trên giữa hang vị và thân vị ở nhóm nhiễm H. pylori với p > 0,05. Tác dụng phụ khi dùng thuốc hầu hết là cảm giác đắng miệng (70,6%). Kết luận: Qua nghiên cứu trên 92 bệnh nhân VDDM có nhiễm H. pylori, tỷ lệ tiệt trừ H. pylori của phác đồ lai (RA-RACM) là tương đối cao 88,0%. Tác dụng phụ ít và nhẹ. Có thể xem xét phác đồ lai như là điều trị H. pylori đầu tay trong thực hành lâm sàng hiện nay.
Từ khóa:Viêm dạ dày mạn (VDDM), phác đồ lai (RA 7-RACM 7), H. pylori
Abstract:
Objectives: To evaluate the efficacy and adverse effects of hybrid regime in patients with chronic gastritis patients H.pylori positive. Subjects and methods: A prospective cross-sectional study was conducted on 189 chronic gastritis patients at Cho Ray Hospital, from 25/09/2013 to 29/07/2014. All patients underwent upper gastrointestinal endoscopy and biopsy to perform CLO Test and analyse histo-pathological. 92 patients H.pylori with CLO test positive were enrolled in the therapy with hybrid therapy RA-RACM. Results: 92 patients with positive H.pylori (36 males and 56 females), the mean age of population study was 41.65 ± 11.69. The percentage of H.pylori infection was 48.7. The eradication rate of H.pylori was 88.0%. In general, comparison of before and after eradication, the prevalence of epigastric pain was 89.1% vs. 69.1%, delayed gastric empty and sour reflux and the other clinical symptoms were 61.9% vs. 30.8%, 46.7% vs. 30.8% and 31.5% vs. 4.9%, respectively (p < 0.05). Endoscopically, after H.pylori eradication: congestive antritis (from 53.2% to 63.1%), raised erosion (from 15.2% to 14.1%), flat erosion (from 31.5% to 22.8%) (p > 0.05). Histopathology, before H.pylori eradication: Antral active gastritis (61.9%), atrophic gastritis (13.0%), intestinal metaplasia (6.5%), dysplasia (5.4%). Corpus active gastritis (59.8%), atrophic gastritis (5.4%), intestinal metaplasia (2.2%), dysplasia (4.3%); (p> 0.05). Most of lesions were mild. The rate of H.pylori infection in antrum (33.9%), and in corpus (28.0%). The most common adverse effects were 70.6%, mainly bitter taste, none of patients was excluded. Conclusions: The eradication rate of hybrid regime (RA-RACM) is high; the side effects were rare and relatively mild. Hybrid therapy may be considered as a first line of H.pylori treatment in current clinical practice.
Key words: Chronic gastritis, hybrid regime (RA-RACM), H.pylori

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 5(1) - SỐ 25/2015

TTTiêu đềLượt xemTrang
17055
265417
366424
461829
5
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HS-CRP Ở NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Hoàng Anh Tiến, Lê Kim Phượng
73735
672444
768451
871958
967771
10
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC - VAI TRÒ MEN ĐẬU NÀNH NATTOKINASE NSK-SD*
Tác giả:  Huỳnh Văn Minh, Trần Hữu Dũng, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Vũ Phòng, Nguyễn Nhật Quang, Hồ Anh Tuấn, Hoàng Anh Tiến
68876
1178084
1266693
13685101
14659105
15632114
16
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LẠC CHỖ TUYẾN YÊN
Tác giả:  Phạm Thị Ngọc Hiền, Lê Trọng Khoan
686120
17620125

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,102 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,177 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,548 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,528 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,323 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,298 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,156 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,942 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,921 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,909 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN