Mục tiêu: Mô tả tình hình bệnh nhân lao đang được quản lý tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống lao của người dân và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống lao của người dân tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp mô tả cắt ngang, thực hiện từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2013 tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Nghiên cứu trên 795 người dân từ trên 18 tuổi, có hộ khẩu thường trú tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng không mắc bệnh lao, bằng phỏng vấn trực tiếp trên bộ câu hỏi và 350 bệnh nhân lao thông qua hồ sơ sổ sách liên quan đến công tác phòng chống lao tại Trung tâm Y tế quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng năm 2013. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Test χ2 được dùng để xác định mối liên hệ giữa kiến thức thái độ thực hành phòng chống lao với các biến độc lập. Kết quả: Bệnh nhân lao trong độ tuổi lao động (84,9%), nam giới (76,9%), trình độ học vấn trung học phổ thông (49,4%) và lao động phổ thông (51,7%) chiếm tỷ lệ cao nhất. Người dân có kiến thức phòng chống lao đúng chiếm tỷ lệ 77,0%, thái độ phòng chống lao đúng chiếm tỷ lệ 86,8% và thực hành đúng về phòng chống lao đúng chiếm 71,3%. Kiến thức có lên quan đến độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn (p<0,05). Thái độ có lên quan đến độ tuổi, giới tính và nghề nghệp (p<0,05). Thực hành lên quan đến độ tuổi, giới tính, nghề nghệp và trình độ học vấn (p< 0,05). |
Objectives: To describe the number and the characteristic of tuberculosis patients. Examine the knowledge, attitudeand behavior of tuberculosis prevention of Danang residents. Identify some factors related to the knowledge, attitude and behavior of tuberculosis prevention of residents in Haichau district, Danang city. Methodology: Cross-sectional design, conducted from July 2013 to December 2013. The data collection was performed with 795 Danang residents aged over 18 without tuberculosis diagnosis via interviewed questionnaire and 350 tuberculosis patients who follow-up in Haichau medical center in 2013 via their medical records. The data was analyzed by SPSS 16.0 software. Chi-square test was used to test the relationships between knowledge, attitude, behavior and independent variables. Results: The patients in working age (84.9%), male (76.9%), high school level (49.4%) and unskilled workers (51.7%) were the highest proportions. The percentage of residents who had right knowledge, right attitude and right behavior of tuberculosis was 77,0%, 86,8% and 71,3%, respectively. Tuberculosis prevention knowledge was associated with age, occupation and education level (p<0.05). Tuberculosis prevention attitude was related with age, gender and occupation (p<0.05). Tuberculosis prevention behavior was associated with age, gender, occupation and education level (p<0.05). |