Mục tiêu: Thiết kế một chương trình “in house” chạy trên Excel để dự báo nguy cơ tiền sản giật ở tuần thai 11 -13. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên kết quả nghiên cứu đã công bố của các tác giả về các thuật toán trong dự báo tiền sản giật dựa trên đặc điểm của mẹ và huyết áp trung bình để lập chương trình trên Excel. Kết quả dự báo TSG được so sánh với kết quả dự báo của chương trình FMF (version 2.3) trên mẫu nghiên cứu gồm 1110 thai phụ đơn thai. Kết quả: Phầm mềm đáp ứng được các yêu cầu tính toán, lưu trữ thông tin. Diện tích dưới đường cong ROC của chương trình FMF dự báo rối loạn tăng HA thai kỳ dựa trên đặc điểm thai phụ, HA trung bình, xung ĐMTC và PAPP-A là 0,68 (95%CI: 0,59 – 0,78), diện tích dưới đường cong ROC của chương trình “in house” dựa trên đặc điểm thai phụ và HA trung bình dự báo tăng HA thai kỳ là 0,64 (95%CI: 0,55 – 0,73), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai chương trình (P:0,52). Ngưỡng nguy cơ 1/50 trong dự báo tăng HA thai kỳ của chương trình “in house” được chọn nhằm xác định nhóm có nguy cơ TSG với tỷ lệ phát hiện (DR) 28,6% (95%CI: 14,9-42,2) so với 40,5% (95%CI:25,6-55,3) của chương trình FMF. Kết luận: Chương trình FMF version 2.3 cho kết quả dự báo tốt hơn nhưng trong điều kiện không có siêu âm Doppler và xét nghiệm PAPP-A ở tuyến cơ sở, chương trình “in house” dự báo TSG là một công cụ tốt để tư vấn, theo dõi và can thiệp kịp thời cho các thai phụ có nguy cơ cao. |
Objective: Design an “in house” software for screening preeclampsia by maternal factors and mean arterial pressure at 11 – 13 gestational weeks in commune health centers. Methods: Based on the algorithms for calculating the risk of preeclampsia (PE) by maternal factors and mean artirial pressure at 11 - 13 gestational weeks in the study results of the authors, an “in house” software was deigned in Excel. The results of prediction preeclampsia by The Fetal Medicine Foundation (FMF)(version 2.3) were compared with the results by “in house” software in 1110 singleton pregnant women. Results: The “in house” software met the requirements for calculating the risks of PE and save data. FMF risk for gestational hypertension disorder in pregnancy by maternal factors, mean arterial pressure, uterine artery Doppler and PAPP-A has an area under the curve of 0,68 (95%CI: 0,59 – 0,78). The “in house” software risk for gestational hypertension in pregnancy by maternal factors, mean arterial pressure has an area under the curve of 0,643 (0,55 – 0,73) There was no statistically significant different between two programs (P:0,52). The risk cut-off 1:50 in the prediction of gestational hypertension of the “in house” software was used to identify the group of high risk with detetion rate (DR) 28,6% (95%CI: 14,9-42,2) comparing to 40,5% (95%CI:25,6-55,3) of FMF. Conclusion: The FMF version 2.3 is better but in the absence of Doppler ultrasound and PAPP-A test in the commune health cares, the “in house” software for screening PE is a good tool for councelling, following up and early intervention for PE.¢ |