Tổng quan và mục tiêu: Xung lực xạ âm (ARFI) là một kỹ thuật đánh giá xơ hóa gan mới không xâm nhập. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy ARFI là một phương tiện đầy hứa hẹn để đánh giá xơ hóa gan trong bệnh gan mạn. Chỉ số tỷ lệ aspartate aminotransferase (AST) trên tiểu cầu (APRI) đã được đề xuất là dấu ấn xơ hóa không xâm nhập đơn giản và khá chính xác. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định vai trò đánh giá xơ hóa gan bằng ARFI, APRI và sự phối hợp 2 phương pháp này trong bệnh gan mạn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 119 bệnh nhân bị viêm gan B, C mạn, bệnh gan rượu và NASH. Tất cả bệnh nhân được sinh thiết gan để đánh giá xơ hóa gan, đo độ đàn hồi bằng ARFI và tính APRI. Giá trị ngưỡng được xác định bởi đường cong ROC. Độ nhạy, độ đặc hiệu, PPV và NPV được tính toán và so sánh theo giá trị ngưỡng tương ứng. Tương quan giữa giai đoạn xơ hóa gan với SWV và APRI cũng được đánh giá. Kết quả : Xơ hóa gan xác định bằng mô bệnh học với thang điểm Metavir, F0: 9 trường hợp, F1: 57 trường hợp, F2: 23 trường hợp, F3: 19 trường hợp và F4: 11 trường hợp. ARFI có tương quan chặt với giai đoạn xơ hóa gan (Spearman rho: 0,69, p: 0,0001). Diện tích dưới đường cong ROC (AUROC): 0,86 (KTC 95%: 0,79-0,94) đối với ≥ F2 và 0,93 (KTC 95%: 0,89-0,98) đối với ≥ F3. Giá trị ngưỡng của SWV như sau: ≥ 1,29 m/s cho ≥ F2 (độ nhạy 79,25%, độ đặc hiệu 89,36%, PPV 85,7% và NPV 84,3%); ≥ 1,36 m/s cho ≥ F3 (độ nhạy 96,67%, độ đặc hiệu 86,52%, PPV 70,7% và NPV 98,7%). APRI có tương quan với giai đoạn xơ hóa gan (Spearman rho: 0,35, p: 0,0001). Diện tích dưới đường cong ROC (AUROC) 0,7 (KTC 95%: 0,56-0,79) đối với ≥ F2 và 0,7 (KTC 95%: 0,58-0,81) đối với ≥ F3. Giá trị ngưỡng của APRI như sau: ≥ 0,569 cho ≥ F2 (độ nhạy 50,94%, độ đặc hiệu 88,33%, PPV 71,1% và NPV 67,9%); ≥ 1,163 cho ≥ F3 (độ nhạy 40%, độ đặc hiệu 96,63%, PPV 80% và NPV 82,7%). Khi phối hợp 2 phương pháp, để đánh giá F ≥2 có độ nhạy 45,3%, độ đặc hiệu 100%, PPV 100%, NPV 69,5% và AUROC 0,73 và để đánh giá F ≥3, có độ nhạy 40%, độ đặc hiệu 98,9%, PPV 92,3%, NPV 83% và AUROC 0,7. Khi ARFI và APRI có kết quả tương đồng, F ≥2 được xác định bởi sinh thiết gan là 45% và F ≥3 là 43,3%. Kết luận: SWV của ARFI và APRI tương quan thuận với giai đoạn của xơ hóa gan. Kỹ thuật ARFI có độ chính xác tốt với độ đặc hiệu và giá trị dự đoán âm cao trong đánh giá xơ hóa đáng kể và nặng. APRI có độ chính xác khá tốt với đặc hiệu cao trong đánh giá xơ hóa gan đáng kể và nặng và NPV cao trong đánh giá xơ hóa nặng. ARFI, phối hợp với APRI có độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương cao hơn ARFI hay APRI đơn độc trong đánh giá xơ hóa đáng kể và nặng. Khi 2 phương pháp này đồng thuận trong xơ hóa đáng kể hay nặng, có thể tránh sinh thiết gan. Các phương pháp này nên thực hiện thường qui cho các bệnh nhân bị bệnh gan mạn để đánh giá xơ hóa gan đáng kể và nặng. |
Background/Objectives: Acoustic radiation force impulse (ARFI) is a novel non-invasive technology for the assessment of liver fibrosis. Some studies previously reported that ARFI is a promising method for assessing liver fibrosis. Aspartaste aminotransferase (AST) to platelet ratio index (APRI) has been proposed as an easily determined and quite accurate noninvasive marker of liver fibrosis. This study aimed to explore the value of liver fibrosis assessment by ARFI, APRI and their combination in patients with chronic hepatic disease. Patients and Methods: The study was carried out on 119 patients with chronic hepatitis B, C, alcoholic liver disease and NASH. All of patients underwent a liver biopsy for histological assessment of liver fibrosis, ARFI elastography and calculate APRI. Cut-off values were determined using receiver-operating characteristic (ROC) curves. The corresponding cut-off values, sensitivities (Se), specificities (Sp), positive predict value (PPV) and negative predict value (NPV) were calculated and compared. In addition, the correlation of liver fibrosis stages with SWV and APRI were also tested to evaluate significant data. Results: Histological liver fibrosis was evaluated by Metavir scoring; F0: 9 cases, F1: 57 cases, F2: 23 cases, F3: 19 cases and F4: 11 case. SWV correlated significantly with the fibrosis stage (Spearman rho: 0.69, p = <0.0001). The areas under the ROC curves (AUROC) were 0.86 (95% CI: 0.79-0.93) for ≥F2 and 0.88 (0.80-0.96) ≥ F3. The cut-off values of SWV were as follows: ≥1.29 m/s for ≥F2 (Se 79.25%, Sp 89.36%, PPV 85.7% and NPV 84.3%), ≥ 1.36 m/s for ≥F3 (Se 96.67%, Sp 86.52%, PPV 70.7%, NPV 98.7%). APRI correlated with the fibrosis stage (Spearman rho: 0.35, p = 0.0001). AUROC were 0.7 (95% CI: 0.56-0.79) for ≥F2 and 0.7 (0.85-0.81) ≥ F3. The cut-off values of APRI were as follows: ≥0.569 for ≥F2 (Se 50.94%, Sp 88.33%, PPV 71.1% and NPV 67.9%), ≥ 1.163 for ≥F3 (Se 40%, Sp 96.63%, PPV 80%, NPV 82.7%). When both methods were taken into consideration, for predicting F ≥2, we obtained 45.3% Se, 100% Sp, 100% PPV, 69.5% NPV and 0,73 AUROC, while for predicting F ≥3 we obtained 40% Se, 98.9% Sp, 92.3% PPV, 83% NPV and 0.7 AUROC. When ARFI and APRI results agreed, F ≥2 was confirmed by liver biopsy in 45% of cases and F ≥3 in 43.3% of cases. Conclusions: Increasing SWV and APRI correlate with high degree of liver fibrosis. ARFI has a good accuracy with high specificities and NPV for prediction of significant and advanced fibrosis. APRI has a quite good accuracy with high specificities for prediction of significant and advanced fibrosis and high NPV for prediction of advanced fibrosis. The specificities and PPV of the combined tests were better than ARFI or APRI alone for predicting significant and advanced liver fibrosis. When these two methods are concordant in significant or advanced fibrosis, liver biopsy can be avoided. The methods should be employed routinely in the workup of patients with chronic liver disease to evaluate the presence of significant and advanced liver fibrosis. |