Đặt vấn đề: Nghiên cứu thể loại, yếu tố thuận lợi, các đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh viêm họng nhằm chẩn đoán sớm, điều trị đúng và ngăn ngừa các biến chứng của viêm họng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 171 bệnh nhân bị viêm họng bằng phương pháp tiến cứu, mô tả, có can thiệp. Kết quả: Nhóm tuổi 16 - 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 52,1%. Tỷ suất nam/nữ = 1/1,3. Viêm cấp 29,8%, viêm mạn 68,5%. Yếu tố thuận lợi hay gặp nhất là viêm mũi xoang 37,4%. Lý do vào viện phổ biến là nuốt đau 59,1%. Thời gian mắc bệnh trung bình của viêm cấp là 6,9 ± 6,6 ngày, của viêm mạn là 4,1 ± 3,0 năm. Triệu chứng sốt chiếm 31,6%. Triệu chứng cơ năng gồm nuốt khó 89,4%, nuốt đau 73,1%, ho 40,9%, khạc đàm 32,2%, ngứa họng 28,7%. Triệu chứng thực thể thường gặp: niêm mạc họng viêm đỏ 71,3%, tổn thương mạn tính niêm mạc họng 66,9%. Biến chứng viêm tai giữa 5,2%, viêm thanh khí phế quản 0,7%. Kết quả điều trị chung: khỏi bệnh 46,2%, giảm bệnh 50,3%, không khỏi 3,5%. Tỷ lệ khỏi bệnh cao ở viêm họng cấp tính (92,2%) và ở viêm họng mạn tính có điều trị đồng thời yếu tố thuận lợi (70,5%). Kết luận: Viêm họng gặp chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên, ở cả 2 giới. Thể loại viêm họng thường gặp là viêm họng mạn tính. Tỷ lệ khỏi bệnh của viêm họng cấp tính cao hơn viêm họng mạn tính. Việc điều trị yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ khỏi bệnh của viêm họng mạn tính. |
Background: To study on types, favorable factors, clinical characteristics and treatment result of pharyngitis to early diagnose, properly treat and prevent complications of pharyngitis. Patients and method: 171 patients with pharyngitis were studied by prospective and descriptive study with clinical interventions. Results: Age group from 16 - 30 occupied the highest rate 52.1%. Sex ratio male/female as 1/1.3. Acute pharyngitis 29.8%, chronic pharyngitis 68.5%. The most common favorable factor was sinusitis 37.4%. Common reason for visit was odynophagia 59.1%. Average disease duration of acute type was 6.9 ± 6.6 days, of chronic type was 4.1 ± 3.0 years. Fever showed rate 31.6%. Functional symptoms of pharyngitis including dysphagia 89.4%, odynophagia 73.1%, cough 40.9%, sputum 32.2%, itchy throat 28.7%. Common physical symptoms were red throat mucosa 71.3%, chronic lesions of throat mucosa 66.9%. Complication was otitis media 5.2%, bronchotracheo-laryngitis 0.7%. Treatment results: recovery 46.2%, reduce disease 50.3%, no recovery 3.5%. Recovery showed the highest rate in acute pharyngitis (92.2%) and in chronic pharyngitis whose favorable factors were simultaneously treated (70.5%). Conclusions: Pharyngitis occurred the most frequently in young people, male and female sex. The most common type of pharyngitis was chronic. Recovery rate of acute pharyngitis was higher than chronic pharyngitis. Treatment of favorable factors made increase the recovery rate of chronic pharyngitis. |