Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

KIẾN THỨC VỀ SINH SẢN VÀ VÔ SINH CỦA NAM GIỚI TUỔI TRƯỞNG THÀNH
KNOWLEDGE ON FERTILITY AND INFERTILITY IN ADULT MALES
 Tác giả: Lê Minh Tâm
Đăng tại: Tập 5(1) - Số 25/2015; Trang: 93
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Giới thiệu: Nguyên nhân do nam giới có thể có vai trò trong một nửa các trường hợp vô sinh. Trong nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến vô sinh nam, một số trường hợp có thể dự phòng được nếu người dân có kiến thức và thái độ thực hành đúng đắn. Ngoài ra, sự hiểu biết đúng về khả năng sinh sản ở nam giới cũng giúp bệnh nhân hiếm muộn có sự hợp tác cao với thầy thuốc trong chẩn đoán và điều trị vô sinh. Nghiên cứu này nhằm khảo sát kiến thức của nam giới tuổi trưởng thành về sinh sản và vô sinh. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang kiến thức của 500 nam giới độ tuổi từ 18-50 về sinh sản nam, nguy cơ và nguyên nhân vô sinh nam cũng như thái độ cần làm khi bị vô sinh theo mẫu bộ câu hỏi soạn sẵn tự chọn. Kết quả: nam giới tuổi trưởng thành với 81,2% đã lập gia đình, trong đó 91,1% đã có con. Chỉ có 43,6% hiểu được sự sinh tinh ở nam giới diễn ra từ tuổi dậy thì đến lúc già, có đến 46,4% cho rằng khi xuất tinh bình thường tức sinh sản bình thường và thậm chí tin rằng quan hệ tình dục càng nhiều tức khả năng sinh sản càng mạnh (30,8%). Chỉ có 37,4% hiểu được tần suất quan hệ tình dục 2-4lần/tuần để có cơ hội có thai tốt nhất. Rất ít trường hợp biết được khái niệm vô sinh (14,0%) cũng như tỷ lệ vô sinh hiện nay tại Việt Nam (24,8%). Khoảng một nửa trường hợp đồng ý rằng vô sinh có thể do vợ hoặc chồng với tỷ lệ tương đương (48,8%) và có đến 26,4% tin rằng không thể có vô sinh thứ phát khi trước đó đã có con. Về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, mặc dù một số yếu tố được đề cập với tỷ lệ cao như nghiện rượu (52,6%), mắc quai bị có viêm tinh hoàn (59,6%), viêm nhiễm sinh dục và mắc bệnh lây qua đường tình dục (61,4%) nhưng cũng chỉ chiếm phân nửa trường hợp. Chỉ có 47,2% trường hợp hiểu được vai trò quan trọng của chất lượng tinh trùng kém gây vô sinh nam. Nhận thức rằng việc thăm khám và điều trị vô sinh cần có cả hai vợ chồng chỉ chiếm 48,8%. Vẫn còn một số người lựa chọn phương cách đi cầu nguyện (5,2%) hay tìm đến thầy lang theo tin đồn (4,4%) để mong muốn có con thành hiện thực. Liên quan đến khả năng can thiệp của y tế đối với khả năng sinh sản, có đến 53,0% cho rằng việc điều trị vô sinh phải đến tuyến y tế cao nhất và đa số không biết được các phương pháp điều trị thường dùng. Kết luận: nhiều vấn đề liên quan đến hiểu biết của nam giới về sinh sản và vô sinh cần được trang bị và tư vấn tốt hơn. Kiến thức đầy đủ giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận và lựa chọn đúng đắn dịch vụ y tế phù hợp, hợp tác tốt hơn với cán bộ y tế trong việc thăm dò, chẩn đoán các nguyên nhân hiếm muộn và điều trị hiệu quả và kịp thời.
Từ khóa:vô sinh, kiến thức sinh sả
Abstract:
Introduction: Male infertility may have a role in half of infertile couples. In many different causes of male infertility, some cases can be prevented if people have the knowledge and practice of proper behavior. In addition, the right understanding of fertility in infertile men keep them in good cooperation with physicians in treatment process. This study investigated the knowledge of adult male in fertility and infertility. Subjects and methods: cross-sectional descriptive on 500 men aged 18-50 about knowledge of male reproductive physiology and causes of male infertility as well as their attitude when get infertility by prepared questionnaire. Results: adult males who 81.2% got married and 91.1% of them had children. Only 43.6% understood that spermatogenesis in males takes place from puberty to old age, up to 46.4% believed that normal ejaculation means normal fertility ability and some of them even believe that more frequent sexual intercourse means more chance of fertility (30.8%). Only 37.4% of them understood the frequency of sex 2-4 times/week results in the best chance to get pregnant. Only a few know the concept of infertility (14.0%) as well as the current rate of infertility in Vietnam (24.8%). About half the cases agree that infertility can be caused by man or woman with the same proportion (48.8%) and 26.4% believe that couples could not have secondary infertility if they had children before. Regarding the risk factors affecting sperm quality, although some factors are mentioned with high percentage such as alcohol (52.6%), mumps with orchitis (59.6%), genital infections and STDs (61.4%) but almost accounted for around half of cases. Only 47.2% of cases understand that the important role of poor sperm quality causes male infertility. Recognizing that the examination and treatment of infertile need to have both man and woman accounted for only 48.8%. There are still some people who choose only pray (5.2%) or go to traditional healers (4.4%) to wish to have children. Related to the ability of medical intervention for fertility, there are 53.0% believed that infertile people should come to highest level hospitals to be treated and most of them do not know the treatment methods. Conclusion: There are a lots of problems related to understanding on fertility and infertility in adult male and medical staff should do better education and counsels. Sufficient knowledge offers people more opportunities to access and get correct choice in health services, better cooperation with medical personnel in examination, diagnosis of infertility causes and effective treatments.
Key words: Fertility, infertility

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 5(1) - SỐ 25/2015

TTTiêu đềLượt xemTrang
17045
265317
366324
461729
5
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ HS-CRP Ở NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Hoàng Anh Tiến, Lê Kim Phượng
73635
672444
768451
871858
967771
10
ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP KHÔNG DÙNG THUỐC - VAI TRÒ MEN ĐẬU NÀNH NATTOKINASE NSK-SD*
Tác giả:  Huỳnh Văn Minh, Trần Hữu Dũng, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Vũ Phòng, Nguyễn Nhật Quang, Hồ Anh Tuấn, Hoàng Anh Tiến
68876
1177884
1266693
13685101
14659105
15632114
16
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP LẠC CHỖ TUYẾN YÊN
Tác giả:  Phạm Thị Ngọc Hiền, Lê Trọng Khoan
686120
17620125

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,101 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,176 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,547 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,527 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,323 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,297 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,156 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,942 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,920 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,909 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN