Giới thiệu: Ung thư bàng quang là một trong những loại ung thư đường tiết niệu thường gặp và có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc phát hiện, chẩn đoán sớm và chẩn đoán xác định bệnh là rất quan trọng. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm tổn thương dạng u bàng quang. Chẩn đoán và phân loại mô bệnh học tổn thương dạng u bàng quang. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 64 trường hợp có tổn thương dạng u bàng quang qua lâm sàng và siêu âm. Tiến hành làm mô bệnh học sau mổ hoặc sinh thiết để đối chiếu chẩn đoán và phân loại, tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 04/2016 đến tháng 02/2017. Kết quả: Đái máu là lý do chủ yếu khiến bệnh nhân đi khám, chiếm 79,7%. Một số ít bệnh nhân đến vì triệu chứng đau bụng (9,4%) và rối loạn tiểu tiện (6,2%). Có 3 trường hợp đi khám sức khỏe định kì phát hiện ra u bàng quang (4,7%). Đặc điểm đái máu chủ yếu là đái máu đỏ tươi (62,5%), toàn bãi (60,7%) với độ nhạy 61,01%. Siêu âm chẩn đoán u bàng quangcó 57/64 trường hợp (87,5%). Có 2 trường hợp polyp bàng quang (3,1%) và 5 trường hợp chẩn đoán dày thành khu trú (9,4%), độ nhạy (89,8%). Trong đó, hình ảnh dạng khối lồi vào lòng bàng quang có 75%, dạng dày thành khu trú có 25%. U có kích thước ≥ 3 cm chiếm 42,2% và < 3 cm là 57,8%, trong đó khối u nhỏ nhất là 0,6cm và lớn nhất là 7 cm. Tổn thương tại 1 vị trí chiếm đa số 62,5% và hay gặp nhất ở thành bên dưới (46,6%). Trong nghiên cứu này, có 5/64 trường hợp lành tính chiếm 7,8% (trong đó có 2 trường hợp là quá sản biểu mô đường niệu và 3 trường hợp là viêm mãn) và có 59/64 trường hợp thực sự là ung thư bàng quang chiếm 92,2% (trong đó ung thư biểu mô đường tiết niệu chiếm ưu thế với 98,3%, ung thư biểu mô vảy chỉ chiếm 1,7%). Đa số các trường hợp ung thư có độ mô học cao, độ II (50,9%) và độ III (32,2%). Ung thư bàng quang có giai đoạn nông T1NxMx là 20,3% và giai đoạn xâm lấn sâu > T2MxNx là 79,7%. Kết luận: Đái máu là triệu chứng phổ biến nhất, gợi ý ung thư bàng quang. Các triệu chứng khác như đau hạ vị, rối loạn tiểu tiện, thiếu máu, gầy sút ít gặp hơn. Lâm sàng chẩn đoán u bàng quang với độ nhạy không cao (61,01%). Siêu âm phát hiện được u bàng quang với độ nhạy cao (89,8%). Những bệnh nhân này cần được làm mô bệnh học để chẩn đoán xác định và phân giai đoạn, từ đó quyết định phương pháp điều trị thích hợp. |
Background: Bladder cancer is one of the most frequent type of urinary cancer which has been ever increasing. For the better treatment, the early discovery and definite diagnosis of this disease played an important role. Objective: To describe some clinical symptoms and ultrasound features of tumorlike lesions of the bladder. To diagnose and classify the histopathology of tumorlike lesions of the bladder. Materials, method: cross - sectional study on 64 cases in Hue University Hospital and Hue central hospital from April, 2016 to February, 2017. Results: Hematuria was the most common reason that patients went to hospital (79.7%). Lower abdominal pain and irritation during urination accounting for 9.4% and 6.2% respectively. Only 3 patients with bladder cancer were accidentally discovered through periodic health examination (4.7%). The characteristics of hematuria in bladder tumor was flesh red urine (62.5%) and total hematuria (60.7%). With ultrasonography, the results of 64 patients were divided in 3 groups as follow: bladder tumor, which was the highest rate 87.5%, bladder polyp was 3.1% and focal bladder wall thickening was 9.4%. Of which, the vast majority of these ultrasound images was tumor - like lesions protruding in the lumen of the bladder (75%), the rest was wall thickening lesions (25%). Tumors were different in size, the biggest tumor was 7cm in diameter and the smallest was 0.6cm. Those with the diameter 3cm or bigger accounting for 42.2%, the smaller was 57.8%. Most cases have only one lesion (62.5%) and at lateral wall (46.6%). Histopathologically, cancer was 59/64 case (92.2%): urothelial carcinoma was 98.3 %, squamous cell carcinomawas 1.7% and 5 cases (7.8%) were benign. Most cancerous cases were poorly differentiated, grade II (50.9%) and grade III (32.2%). The stage T1NxMx was 20.3% and worse than T2MxNx was 79.7%. Conclusion: hematuria was the most popular symptom, suggesting bladder cancer. Clinical diagnosing bladder cancer was not high sensitive (61.01%). Ultrasound could detect bladder tumor with high sensitive (89.8%). These patients also needed histopathology classification to diagnose and finally choose the best method for the appropriate treatment. |