Đặt vấn đề: Tai nạn thương tích đã và đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại các nước đang phát triển. Trẻ em là đối tượng dễ bị tai nạn thương tích vì thiếu hiểu biết, môi trường sống đang tồn tại nhiều yếu tố nguy cơ và thường để lại những hậu quả lâu dài. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu mô tả đặc điểm về sơ cứu ban đầu và kết quả điều trị tai nạn thương tích trẻ em tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk trong năm 2014. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang định lượng thực hiện tại 2.273 hộ gia đình với 4.505 trẻ dưới 16 tuổi của 8 xã của thành phố Buôn Ma Thuột. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi kết hợp quan sát, thu thập thông tin nghiên cứu. Kết quả: Tỷ lệ được sơ cứu ban đầu là 75,9%, không sơ cứu 23,8% tử vong tại chổ 0,3%. Đối tượng tham gia sơ cứu ban đầu: người đi đường 54,1%, cán bộ y tế 25,0%, tự sơ cứu 14,5%. Cách sơ cứu ban đầu chủ yếu là cầm máu 45,5% và băng bó 28,0%. Có 80% đến cơ sở y tế để cấp cứu, điều trị sau sơ cứu bằng các phương tiện xe máy 91,8%, ô tô 5,6%, xe cứu thương 0,4%. Thời gian đến viện trong vòng 6 giờ chiếm 86,7%. Hình thái tổn thương: tổn thương nông (trầy xước, trật khớp, bong gân…) 36,9%, tổn thương sâu (gãy xương, vết thương hở) 44,6%. Điều trị nội trú 23,9%, điều trị nội khoa 91,5%, phẫu thuật 8,2%. Kết quả điều trị: tốt 97,2%, di chứng/tàn tật 2,6%. Kết luận và kiến nghị: Sơ cứu ban đầu cho trẻ kịp thời và đúng ngay sau khi bị tai nạn thương tích sẽ mang lại hiệu quả, giúp ngăn ngừa và làm giảm đi những di chứng, tàn tật có thể xảy ra. Cần có một chương trình can thiệp phòng chống TNTT cho trẻ em tại địa điểm nghiên cứu với những mô hình phù hợp nhằm giảm thiểu các loại TNTT có thể xảy ra, nâng cao năng lực sơ cứu ban đầu cho cộng đồng và y tế cơ sở |
Background: Accident injuries caused has been serious heatlth problem in developing coutries. Children is vulnerable group with accident injury beucase of lacking knowlegde and exposing with risk factors in eviromental household. The treatment outcome for accident injury of children usually has more serious than other groups. The aims of this study to describle some characteristics of first aid and the outcome of treatment for children accident in Buon Ma Thuot, Dak Lak provice in 2014. Methodology: A cross-sectional study was conducted total 2,273 household which was 4,505 children aged under 16 in 8 communes, Buon Ma Thuot city, Daklak province. Interview technique with structural questionnaire and household observation methods were used for data collection. Results: The propotion of first aid was 75.9%; not received any first aid (23.8%); mortality at accident place (0.3%). At the time accident: The highest personal involving first aid was pedestrians 54.1%; 25% of health staff, self- first aid was 14.5%. Two main of first aid methods were hemostasis and bandeged with 45.5%; 28% respectiviely. After first aid, there was 80% delivering to health care facilities. The transport methods were motocycle (91.8%), car (5.6%) and ambulance (0.4%). The rate of approach health care facilities around early 6 hours were 86.7%. The characteristics of damages: sub-damages (scratches, dislocations, sprains...) were 36.9 %, deep damages (fractures, open wounds) accounted for 44.6%. Inpatient treatment was 23.9%; 91.5% medical therapy, surgery of 8.2%. The outcome of treatment were good (97.2%), sequelae/disability 2.6%. Conclusion: First aid activities for children at time and properly right were demonstrated effectively for prevented seriously outcome. There should be an intervention program for children with the appropriate models to reduce accident injuries in children; improvement first aid to communities and health care worker. |