Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA FIBRONECTIN THAI TRONG DỰ BÁO SINH NON TỰ PHÁT
THE VALUE AND ACCURACY OF FETAL FIBRONECTIN IN THE PREDICTION OF SPONTANEOUS PRETERM BIRTH
 Tác giả: Nguyễn Mạnh Hoan
Đăng tại: Tập 7 (06); Trang: 35
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Mục tiêu: Mặc dù các nghiên cứu về Fibronectin thai (Fetal Fibronectin, FFN) đã góp phần vào sự hiểu biết hơn con đường dẫn tới sinh non, nhưng sử dụng xét nghiệm FFN trong thực hành lâm sàng vẫn còn chưa chắc chắn. Bài viết này đánh giá giá trị dự báo và độ chính xác của xét nghiệm FFN đối với sinh non trong thực hành lâm sàng: Làm thế nào để xét nghiệm dự báo sinh non có thể có ích trong việc chăm sóc lâm sàng? Thử nghiệm có thể xác định một nhóm các phụ nữ có thể được điều trị để ngăn ngừa hoặc làm giảm khả năng sinh non? Thiết kế: Phân tích dựa vào các bằng chứng từ các tổng quan hệ thống và khuyến cáo của hiệp hội nghề nghiệp. Nguồn dữ liệu: Medline, thư viện Cochrane, các bài báo, các hướng dẫn thực hành lâm sàng. Bài viết này xem xét các tài liệu hiện có liên quan đến các dự báo và phòng ngừa sinh non tự phát. Kết quả: (1) Giá trị của Fibronectin thai trong dự báo sinh non: Thai phụ có triệu chứng: Giá trị tiên đoán âm dự báo chính xác trên 99,2% không sinh trong vòng 7-14 ngày sau lấy mẫu. Giá trị tiên đoán dương sinh trước 34 tuần khoảng 77%. FFN dự báo sinh non chính xác hơn ở thời gian gần với thời điểm làm xét nghiệm. Thai phụ không có triệu chứng: giá trị tiên đoán dương sinh trước 34 tuần thấp, từ 17% - 25%. Ở tuổi thai dưới 32 tuần, nguy cơ tương đối sinh non của fFN dương (RR=14,1) cao hơn gấp 2 lần so với chiều dài CTC (RR=7,7) hoặc tiền sử sinh non (RR=7,1). (2) Độ chính xác của xét nghiệm Fibronectin thai trong dự báo sinh non tự phát: tổng hợp 64 bài viết chính, bao gồm 28 nghiên cứu ở phụ nữ không có triệu chứng và 40 ở phụ nữ có triệu chứng, với tổng số 26 876 phụ nữ. Trong số những phụ nữ không có triệu chứng tỷ số khả dĩ chung tốt nhất cho kết quả dương tính là 4,01 (KTC 95% 2,93-5,49) để dự báo sinh trước khi thai 34 tuần, tương ứng với tỷ số khả dĩ chung của kết quả âm tính 0,78 (0,72-0,84). Trong số những phụ nữ có triệu chứng, tỷ số khả dĩ chung tốt nhất cho kết quả dương tính là 5,42 (4,36-6,74) để dự báo sinh trong 7-10 ngày sau thử nghiệm, với tỷ số tương ứng cho kết quả âm tính 0,25 (0,20-0,31). Kết luận: Fibronectin thai là chính xác nhất trong việc dự báo sinh non tự nhiên trong vòng 7-10 ngày sau thử nghiệm ở những phụ nữ có các triệu chứng đe dọa sinh non trước khi mở cổ tử cung cao. Không có khuyến cáo sử dụng Fibronectin thai thường qui để sàng lọc phụ nữ mang thai có nguy cơ sinh non, nhưng phụ nữ được cho là có nguy cơ cao có thể được bảo đảm bởi các kết quả xét nghiệm fFN âm tính. Hiện tại sử dụng Fibronectin thai trong thai kỳ được giới hạn đến tình huống mà một kết quả âm tính có thể tránh được những can thiệp không cần thiết.
Từ khóa:Fibronectin thai, sinh non tự phát
Abstract:
Objective: Although studies of fetal fibronectin (FFN) have contributed to an expanded understanding of the pathways to preterm birth, use of these tests in clinical practice is still uncertain. This review addresses the current status of tests for preterm birth in clinical practice: How can tests to predict preterm delivery be helpful in clinical care? Testing might identify a group of women who could be treated to prevent or reduce the likelihood of preterm birth? Design: Analysis is based on evidence from the systematic review and recommended by professional associations. Data sources: Medline, Cochrane Library, review articles. and clinical practice guidelines. This article reviews the literature available regarding the prediction and prevention of spontaneous preterm birth. Results: (1) Value of fetal fibronectin test in predicting risk of spontaneous preterm birth: - Pregnant women with symptoms: predictive value (-) > 99.2% was not born within 7-14 days after sampling. Predictive value (+) forecast born before 34 weeks is about 77%. FFN better predict preterm birth in time close to the time of the test. - Pregnant women without symptoms: predictive value (+) born before 34 weeks was low, ranging from 17% - 25%. In less than 32 weeks gestational age, relative risk of the FFN (+) greater than 2 times (RR 14.1) than the length of the cervix (RR 7.7) or a history of premature birth (RR 7.1). (2) Accuracy of fetal fibronectin test in predicting risk of spontaneous preterm birth: Synthesis 64 primary articles were identified, consisting of 28 studies in asymptomatic women and 40 in symptomatic women, with a total of 26 876 women. Among asymptomatic women the best summary likelihood ratio for positive results was 4.01 (95% confidence interval 2.93-5.49) for predicting birth before 34 weeks’ gestation, with corresponding summary likelihood ratio for negative results of 0.78 (0.72-0.84). Among symptomatic women the best summary likelihood ratio for positive results was 5.42 (4.36-6.74) for predicting birth within 7-10 days of testing, with corresponding ratio for negative results of 0.25 (0.20- 0.31). Conclution: Cervicovaginal fetal fibronectin test is most accurate in predicting spontaneous preterm birth within 7-10 days of testing among women with symptoms of threatened preterm birth before advanced cervical dilatation. There is no role for routine use fibronectin to screen pregnant women for preterm birth risk, but women thought to be at increased risk may be reassured by negative test results. Current use of fetal fibronectin in pregnancy is limited to situations where a negative result can avoid unnecessary interventions.
Key words: Fetal fibronectin, Spontaneous preterm birth.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 7 (06)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1
BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP
Tác giả:  Trần Đình Bình, Đinh Thị Ái Liên
7377
2
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KEM CHỐNG LÃO HOÁ CHỨA GAMMA ORYZANOL
Tác giả:  Lê Thị Minh Nguyệt, Phan Thị Kim Liên
71615
367722
464529
573235
666944
761754
8
ỨNG DỤNG VẠT MẠCH XUYÊN TRONG TẠO HÌNH CHE PHỦ CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM CHI THỂ
Tác giả:  Lê Hồng Phúc, Trần Thiết Sơn, Lê Nghi Thành Nhân, Trần Nhật Tiến, Lê Thanh Ngọc
66964
9
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU SẢ (CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) STAFT – POACEAE) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Thị Thanh Hường, Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Phan Đông Anh, Ngô Thị Tuyết Mai, Lê Thị Bích Hiền
66369
1066676
1166281
1264888
13
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP LADA
Tác giả:  Nguyễn Thị Thu Mai, Trần Hữu Dàng
67393
1469099

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,075 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,164 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,507 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,500 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,314 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,286 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,143 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,932 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,896 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,883 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN