Mục tiêu và phương pháp: nghiên cứu bằng phỏng vấn trên 71 bố mẹ (người chăm sóc) có con đang điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh Viện Trung Ương Huế và 47 nhân viên y tế đang học tập, công tác tại khoa từ tháng 09/2009 đến tháng 12/2009 nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành của người chăm sóc, điều dưỡng và học viên sau đại học đối với mọc răng ở trẻ nhũ nhi. Kết quả: Nhiều người được phỏng vấn cho rằng mọc răng có thể gây ra sốt, kích thích, bú kém, chảy nước giãi, cắn, khó ngủ, sưng đau nướu, khóc, không thích ăn đặc; và nhiệt độ > 38oC vẫn có thể do mọc răng. Thời điểm mọc răng đầu tiên trung bình là từ 6 tháng tuổi trở đi. Phần lớn người chăm sóc tỏ thái độ bình thường với các biểu hiện được cho là do mọc răng vì trẻ đã bị như vậy nhiều lần (54,9%). Đa số đối tượng phỏng vấn đều cho rằng cần tăng cường cho trẻ bú mẹ, cho trẻ uống paracetamol, cho trẻ uống nhiều nước, và đưa trẻ đi khám khi trẻ mọc răng. Kết luận: cần hướng dẫn thêm cho bố mẹ và cả nhân viên y tế các kiến thức về mọc răng ở trẻ nhũ nhi. Từ khóa: kiến thức, thái độ, thực hành, mọc răng, trẻ nhũ nhi. |
Objective and methods: a prospective questionnaire based study on 71 parents (caretakers) of consecutive children treated at the Pediatric Department, Hue Central Hospital and on 47 health professionals at the department was conducted from September until December 2009 to investigate the knowledge, attitude and practices of the caretakers, nurses and postgraduated doctors toward teething in infants. Results: Most responders believed that teething causes fever, irritability, feeding problems, drooling, biting, sleep disturbance, swollen gums, crying, lose of appetite for solids; and fever over 38oC was also believed to be associated with teething. The mean eruption time of the first tooth was from 6 months. Most caretakers had normal attitude to manifestations ascribed to teething (54.9%). The most common management to symptoms attributed to teething included increased breast-feeding, oral paracetamol, increased fluid supplying and physician consulting. Conclusion: Correct knowledge to teething in infants need to be educated for parents (caretakers) and even for health professionals. Key words: knowledge, attitude, practices, teething, infants. |