Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT KHÂU LỖ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT CỔNG
FACTORS INFLUENCING THE OPERATION TECHNIQUE OF PEFORATED DUODENAL ULCER REPAIR BY SINGLEPORT LAPAROSCOPIC SURGERY
 Tác giả: Nguyễn Hữu Trí, Lê Lộc, Nguyễn Đoàn Văn Phú, Đặng Như Thành, Nguyễn Thành Phúc
Đăng tại: Tập 6 (04); Trang: 99
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi một cổng (PTNSMC) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ngoại khoa và đã được ứng dụng trong khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng. Mục tiêu của đề tài này đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về mặt kỹ thuật trong khâu thủng ổ loét tá tràng qua PTNSMC.

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 42 bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được điều trị bằng khâu lỗ thủng qua PTNSMC tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2012 đến tháng 2/2015.

Kết quả: Tuổi trung bình 48,1 ± 14,2 (17 - 79) tuổi. 40 bệnh nhân được điều trị khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng bằng PTNSMC. Một trường hợp (2,4%) phải đặt thêm trô-ca 5mm hỗ trợ. Một trường hợp (2,4%) chuyển sang mổ mở. 2 bệnh nhân (4,8%) có vết mổ cũ thành bụng đều được PTNSMC thành công. 1 trường hợp (2,4%) thủng ổ loét ở mặt sau hành tá tràng: đây là nguyên nhân chuyển sang mổ mở. Kích thước lỗ thủng có mối tương quan thuận với thời gian khâu lỗ thủng (hệ số tương quan r = 0,459) và cũng tương quan thuận với thời gian mổ (hệ số tương quan r = 0,528). 95,5% trường hợp khâu lỗ thủng bằng mũi chữ X, một trường hợp (2,4%) khâu bằng mũi khâu rời đơn thuần, một trường hợp (2,4%) lỗ thủng có kích thước lớn được khâu kín theo phương pháp Graham patch. Phần lớn trường hợp (95,1%) khâu lỗ thủng không đắp mạc nối lớn. 90,2% không dẫn lưu ổ phúc mạc.

Kết luận: Khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng qua phẫu thuật nội soi một cổng là phương pháp an toàn. Thủng ổ loét ở mặt sau hành tá tràng là nguyên nhân chính chuyển mổ mở. Yếu tố liên quan thời gian mổ là kích thước lỗ thủng.

Từ khóa:thủng ổ loét tá tràng, khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng, phẫu thuật nội soi một cổng
Abstract:

Background: Single-port laparoscopic surgery (SPLS) is increasingly used in surgery and in the treatment of perforated duodenal ulcer. The aim of this study was to evaluate technical factors for perforated duodenal ulcer repair by SPLS.

Methods: A prospective study on 42 consecutive patients diagnosed with perforated duodenal ulcer and treated with SPLS at Hue university of medicine and pharmacy hospital and Hue central hospital from January 2012 to February 2015.

Results: The mean age was 48.1 ± 14.2 (17 - 79) years. 40 patients were treated with suture of the perforation by pure SPLS. There was one case (2.4%) in which one additional trocar was required. Conversion to open surgery was necessary in one patient (2.4%) in which the perforation was situated on the posterior duodenal wall. Two patients (4.8%) with history of abdominal surgery were successfully treated by pure SPLS. The size of perforation was correlated with suturing time (correlation coefficient r = 0.459) and operative time (correlation coefficient r = 0.528). Considering suture type, X stitches were used in 95.5% cases, simple stitches were used in one case (2.4%) while Graham patch repair technique was utilized in one case (2.4%) with large perforation. Most cases (95.1%) required only simple suture without omental patch. Peritoneal drainage was spared in most cases (90.2%).

Conclusions: SPLS is a safe method for the treatment of perforated duodenal ulcer. Posterior duodenal location is the main cause of conversion to open surgery. Factor related to operative time is perforation size.

Key words: perforated duodenal ulcer, single port laparoscopic repair, single port laparoscopy

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 6 (04)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1GLUTAMATE - VAI TRÒ SINH LÝ, DINH DƯỠNG VÀ CÁC KHÍA CẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE
Tác giả:  Lê Bạch Mai
9057
2NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG VỀ SINH HÓA, VIRUS VÀ XƠ HÓA GAN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÒN BÙ DO VIRUS VIÊM GAN B ĐIỀU TRỊ BẰNG TENOFOVIR DISOPROXIL FUMARATE
Tác giả:  Trần Văn Huy, Nguyễn Phước Bảo Quân
112614
3NGHIÊN CỨU TIÊN LƯỢNG NHỒI MÁU NÃO CẤP BẰNG THANG ĐIỂM PLAN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Trần Minh Huy, Nguyễn Đình Toàn
107819
4ĐỊNH DANH LOÀI MỘT SỐ CHỦNG NẤM MEN PHÂN LẬP TỪ BỆNH NHÂN BẰNG KỸ THUẬT KHỐI PHỔ MALDI – TOF (MALDI TOF MASS SPECTROMETRY) VÀ GIẢI TRÌNH TỰ GEN
Tác giả:  Ngô Thị Minh Châu, Tôn Nữ Phương Anh, Đỗ Thị Bích Thảo, Silvana Sana, Antonella Santona, Piero Cappucinnelli
103628
5CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Lan, Phù Văn Hưng
97834
6RỐI LOẠN Ở CƠ THỂ PHỤ NỮ SAU CẮT TỬ CUNG THEO MRS VÀ NỒNG ĐỘ ESTRADIOL HUYẾT THANH
Tác giả:  Lê Lam Hương
94941
7THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA CÁC BỆNH VIỆN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014
Tác giả:  Cao Minh Chu, Võ Văn Thắng, Lê Ngọc Của
89046
8TRÍCH LY BỘT LYCOPENE TỪ GẤC HƯỚNG ĐẾN ỨNG DỤNG TRONG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG VÀ MỸ PHẨM
Tác giả:  Nguyễn Thị Lệ Thủy, Đỗ Thanh Sinh, Trần Thị Hòa
149451
9KẾT QUẢ TRUNG HẠN ĐIỀU TRỊ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG BẰNG KHÂU LỖ THỦNG QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT CỔNG
Tác giả:  Nguyễn Hữu Trí, Lê Lộc
89157
10NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
Tác giả:  Võ Hoàng Cường, Đặng Thanh, Trần Phương Nam, Lê Thanh Thái
135663
11NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ XỬ TRÍ CẤP CỨU BỆNH NHÂN CHẢY MÁU MŨI DO CHẤN THƯƠNG ĐẦU MẶT CỔ
Tác giả:  Trần Ngọc Sĩ, Đặng Thanh, Phan Văn Dưng, Lê Thanh Thái
95270
12LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ BMI VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH LAO PHỔI VÀ SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ BMI SAU 1 THÁNG ĐIỀU TRỊ
Tác giả:  Dương Quang Tuấn, Trần Hùng, Nguyễn Minh Tâm
123877
13ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA BỆNH NHÂN HÓA TRỊ TRIỆU CHỨNG UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN MUỘN
Tác giả:  Phùng Phướng
114385
14TÌNH HÌNH SỬ DỤNG RƯỢU BIA VÀ HÀNH VI LÁI XE SAU KHI SỬ DỤNG RƯỢU BIA Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH BẮC GIANG VÀ TỈNH BÌNH THUẬN
Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Jean-Pascal Assailly
88092
15CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ THUẬT KHÂU LỖ THỦNG Ổ LOÉT TÁ TRÀNG QUA PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT CỔNG
Tác giả:  Nguyễn Hữu Trí, Lê Lộc, Nguyễn Đoàn Văn Phú, Đặng Như Thành, Nguyễn Thành Phúc
94799
16NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THOÁT VỊ QUA LỖ BỊT HIẾM GẶP
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Minh Thi, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Thanh Thảo
1112106
17SỰ LUYỆN TẬP VÀ SỨC KHỎE TIM MẠCH
Tác giả:  Nguyễn Thị Thúy Hằng
853110

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,052 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,140 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,488 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,406 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,305 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,271 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,920 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,888 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,844 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN