Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

VAI TRÒ CỦA SHBG VÀ HORMON SINH DỤC TRONG LOÃNG XƯƠNG NAM GIỚI
THE ROLE OF SHBG AND SEX HORMONES IN MALE OSTEOPOROSIS
 Tác giả: Cao Thanh Ngọc, Võ Tam, Lê Văn Chi
Đăng tại: Tập 6 (06); Trang: 39
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát liên quan giữa nồng độ SHBG, estradiol, testosterone và loãng xương ở nam giới.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang. Thực hiện trên 44 bệnh nhân loãng xương và 46 đối tượng không bị loãng xương, nam giới tuổi từ 50 trở lên tại Khoa Nội Cơ Xương Khớp, phòng khám nội tổng hợp và khoa chấn thương chỉnh hình Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 10/2013 đến 04/2014. Chẩn đoán loãng xương bằng cách đo mật độ xương bằng phương pháp DXA và theo tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Đối tượng nghiên cứu được thu thập đầy đủ các dữ kiện về nhân trắc, tiền sử hút thuốc lá, gãy xương, nghiện rượu, ít vận động và đo nồng độ SHBG, estradiol, testosterone, vitamin D, canxi máu.

Kết quả: Độ tuổi các đối tượng nghiên cứu phân bố tương tự nhau ở 2 nhóm và chia đều cho mỗi nhóm tuổi. Kết quả phân tích nhị biến: Nhóm loãng xương có tỉ lệ nhẹ cân, ít vận động, tiền căn gãy xương cao hơn so với nhóm không loãng xương (p<0,05). Trong khi đó, nghiên cứu không ghi nhận được sự khác biệt về tỉ lệ hút thuốc lá, nghiện rượu thiếu vitamin D và thiếu canxi máu ở 2 nhóm. Nồng độ testosterone toàn phần ở nhóm loãng xương thấp hơn so với nhóm không loãng xương (p<0,05). Nồng độ SHBG ở nhóm loãng xương cao hơn nhóm không loãng xương. Các chỉ số của hormone estradiol ở nhóm loãng xương có xu hướng thấp hơn nhóm không loãng xương, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Phân tích đa biến: nồng độ testosterone toàn phần giảm có ảnh hưởng lớn nhất, làm tăng nguy cơ loãng xương gấp 85 lần khi giảm 1 độ lệch chuẩn và nồng độ SHBG tăng 1 độ lệch chuẩn làm tăng nguy cơ loãng xương lên 12 lần.

Kết luận: nồng độ testosterone toàn phần thấp và nồng độ SHBG cao là yếu tố nguy cơ độc lập của loãng xương. Không tìm thấy mối liên quan giữa nồng độ estrogen và loãng xương ở nam giới sau 50 tuổi.

Từ khóa:loãng xương, SHBG, testosterone, estradiol, hormone sinh dục, nam giới
Abstract:

Objective: To examine relationship between levels of SHBG, estradiol, testosterone and osteoporosis in men.  

Subjects and Methods: Cross - Sectional study performed on 44 patients with osteoporosis and 46 subjects without osteoporosis, men aged 50 and over in the Department of the Rheumatology, General internal medicine Clinics and Department of orthopedic, Cho Ray Hospital, from 10/2013 to 04/2014. Diagnosis of osteoporosis by measuring bone mineral density by DXA and criteria of World Health Organization. Data on anthropometry, history of smoking, fracture, alcoholism, sedentary and levels of SHBG, estradiol, testosterone, vitamin D, serum calcium were collected.

Result: The distribution of age was similar in the two groups and divided equally for each age group. Results of bivariate analysis: prevalences of low BMI, sedentary, history of fracture in osteoporosis group were higher than non-osteoporotic group (p <0.05). Meanwhile, the study showed no difference in the rates of smoking, alcohol, vitamin D deficiency and low serum calcium in two groups. The level of total testosterone was lower in osteoporosis group compared with non osteoporosis group (p <0.05). SHBG level in osteoporosis group was higher than in non osteoporosis group. The index of the estradiol in osteoporosis tend to be lower than in non osteoporosis, but the difference was not statistically significant. Multivariate analysis: total testosterone level and SHBG level had the largest impact, increasing the risk of osteoporosis 85 times and 12 times when the standard deviation decreased by 1SD and increased by 1SD respectively.

Conclusion: The low total testosterone level and high SHBG were an independent risk factors of osteoporosis and did not find an association between estrogen levels and osteoporosis in men after age 50.

Key words: osteoporosis, SHBG, testosterone, estradiol, sex hormone, men

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 6 (06)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN NIỆU Ở BỆNH NHÂN TẮC NGHẼN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN DO SỎI
Tác giả:  Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng, Lê Đình Khánh
12409
2NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG VÀ CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN
Tác giả:  Dương Quốc Linh, Lê Văn Ngọc Cường
134914
3NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY ĐẦU THU TRONG UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Tác giả:  Nguyễn Đào Cẩm Tú, Dương Phước Hùng, Lê Trọng Khoan
108520
4NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
Tác giả:  Ngô Thị Khánh Trang, Hoàng Bùi Bảo
130528
5KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT THANH VÀ KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Tác giả:  Trần Minh Triết, Nguyễn Hải Thủy
108734
6VAI TRÒ CỦA SHBG VÀ HORMON SINH DỤC TRONG LOÃNG XƯƠNG NAM GIỚI
Tác giả:  Cao Thanh Ngọc, Võ Tam, Lê Văn Chi
114539
7NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẬN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THỂ 2 BẰNG CYSTATIN C HUYẾT THANH
Tác giả:  Đặng Anh Đào, Trần Hữu Dàng
124944
8BỆNH NÃO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Tác giả:  Nguyễn Văn Vy Hậu, Nguyễn Hải Thủy, Nguyễn Đình Toàn
113952
9GIÁ TRỊ CỦA ST CHÊNH LÊN Ở AVR TRÊN BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP CÓ HẸP THÂN CHUNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÁI VÀ HOẶC BỆNH MẠCH VÀNH BA NHÁNH
Tác giả:  Điêu Thanh Hùng, Nguyễn Anh Vũ
134659
10VAI TRÒ IMA(ISCHEMIA MODIFIED ALBUMIN) PHỐI HỢP VỚI HS-TROPONIN T (HS-TNT) HUYẾT THANH TRONG CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG VÀNH CẤP KHÔNG ST CHÊNH LÊN
Tác giả:  Phạm Quang Tuấn, Nguyễn Tá Đông, Huỳnh Văn Minh
107164
11KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHĂM SÓC BAN ĐẦU Ở CÁC TRẠM Y TẾ

Tác giả:  Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn Minh Tâm
97070
12ĐẶC ĐIỂM TÌNH DỤC NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI KHÁNH HÒA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tác giả:  Lê Xuân Huy,Đoàn Phước Thuộc, Nguyễn Đình Sơn, Đỗ Thái Hùng, Viên Quang Mai, Nguyễn Thành Đông, Nguyễn Đình Lượng
103078
13NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN Ở NỮ VỊ THÀNH NIÊN TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Đào Nguyễn Diệu Trang, Phan Thị Bích Ngọc, Nguyễn Vũ Quốc Huy
153185
14GÁNH NẶNG BỆNH TẬT VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ CỦA NGÃ, BỎNG VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG Ở TRẺ EM
Tác giả:  Huynh Thuan, Nguyen Minh Tam
1041100
15ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BỆNH VIÊM MŨI XOANG TÁI PHÁT SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CHỨC NĂNG MŨI XOANG Ở NGƯỜI LỚN
Tác giả:  Đinh Viết Thanh, Lê Thanh Thái
1141107
16ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ VIÊM XOANG BƯỚM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI CHỨC NĂNG MŨI XOANG
Tác giả:  Hồ Xuân Trung, Phan Văn Dưng, Nguyễn Tư Thế, Lê Thanh Thái
1184114
17ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHƠP DẠNG THẤP THỂ PHONG HÀN THẤP TÝ BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BÀI THUỐC TAM TÝ THANG
Tác giả:  Nguyễn Thị Lựu, Nguyễn Thị Tân
1061122
18MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NẶNG
Tác giả:  Thái Quang Hùng, Đinh Thanh Huề, Trần Đình Bình
994128
19NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNGVIỆC CỦA ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH HỆ ĐIỀU TRỊ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2015
Tác giả:  Hà Lâm Chi, Võ Văn Thắng, Võ Thị Huệ Mân
976135
20NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI FIBRINOGEN, HSCRP, VS VÀ THỂ TÍCH TỔN THƯƠNG NÃO TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN CẤP
Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
910142

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,057 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,144 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,490 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,412 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,308 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,274 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,922 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,889 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,848 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN