Mục tiêu: Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis là là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên khắp thế giới. Nghiên cứu này nhằm đánh giá kỹ thuật ELISA và xác định tỷ lệ nhiễm T. vaginalis và tỷ lệ mang kháng thể kháng T. vaginalis ở TP Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Khảo sát huyết thanh của 249 bệnh nhân viêm âm đạo, 534 phụ nữ không triệu chứng, 38 nam giới khỏe mạnh và 50 mẫu huyết thanh trẻ em 2-10 tuổi ở Thành phố Huế từ 9/2010 đến 6/2012. Ngoài ra kháng thể kháng T. vaginalis đặc hiệu của 46 bệnh nhân nhiễm T. vaginalis và 8 người tình của bệnh nhân nhiễm T. vaginalis.Tất cả nữ bệnh nhân đều được khám lâm sàng, lấy mẫu dịch âm đạo để soi trực tiếp T.vagnalis. Huyết thanh của bệnh nhân nhiễm T.vaginalis đồng thời để làm chứng dương cho test ELISA phát hiện kháng thể kháng T.vaginalis để đánh giá huyết thanh miễn dịch. Kết quả: Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể kháng T.vaginalis có độ nhạy 93,48%, độ đặc hiệu 84,88%. Tỷ lệ nhiễm T.vaginalis ở nhóm phụ nữ có triệu chứng VÂĐ là 19,3% (42/243, 95% CI = 12,8% - 22,7%), ở nhóm phụ nữ không triệu chứng VÂĐ là 0,7% (4/534, 95% CI = 0,18% - 1,8%) dựa vào kết quả soi kính hiển vi. Huyết thanh miễn dịch cho thấy tỷ lệ mang kháng thể kháng T.vaginalis ở phụ nữ là 18,9%, ở nam giới là 8,7%, ở phụ nữ có triệu chứng VÂĐ là 31,3%, phụ nữ không triệu chứng VÂĐ là 13,3%. Tỷ lệ mang kháng thể kháng T.vaginalis ở phụ nữ tình dục an toàn là 14%, ở phụ nữ tình dục không an toàn là 22,7%, ở nam giới khỏe mạnh là 7,9%, ở nam giới là bạn tình của phụ nữ nhiễm T.vaginalis là 12,5%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm T. vaginalis cao ở phụ nữ có triệu chứng và thấp ở phụ nữ không có triệu chứng. Kỹ thuật Elisa cho thấy có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hữu ích cho chẩn đoán nhiễm Trichomonas vaginalis, nhất là trong nghiên cứu dịch tễ học.
|
Objective:The protist Trichomonas vaginalis is the most common non-viral, curable, sexually transmitted disease agent worldwide. The objective of this study is to determine the prevalence of trichomoniasis patients in Hue City, Vietnam and its serological patterns. Materials and methods: The study included 249 symptomatic women, 534 asymptomatic women, 38 healthy men, and 50 sera of children 2-10 years of age from Hue City, Vietnam from September 2010 to June 2012. In addition, specific anti - T. vaginalis antibody response was studied in a group of 46 women affected by trichomoniasis and 8 male sexual partners. All women were subjected to standard clinical examination and vaginal samples were collected for identification of Trichomonas vaginalis by wet mount and cultivation in specific media. Sera from trichomoniasis patients were used to set up immunoenzymatic techniques to detect specific antibody response for seroepidemiological studies. Results: The sensitivity and specificity of ELISA assay were 93.48%, 84.88% respectively. The prevalence of trichomoniasis diagnosed by microscopic examination in symptomatic women and asymptomatic groups were 19.3% (42/243, 95% CI = 12.8% - 22.7%) and 0.7% (4/534, 95% CI = 0.18% - 1.8%), respectively. The seroprevalence from general population were found 18.9% in women and 8.7% in men. The seroprevalence were 31.3% in symptomatic women, 13.3% in asymptomatic women. The seroprevalence was 14% in safe sex behavior women to compare with 22.7% in unsafe sex behavior women. There were 7.9% seropositive from sera of healthy men and 12.5% seropositive from sera of men partners of trichomoniasis women. Conclusion: In general, the prevalence of T. vaginalis infection is high in symptomatic women and low in asymptomatic women. ELISA essay yielded high sensitivity and specificity in diagnosis of vaginal trichomoniasis.
|