Đặt vấn đề và mục tiêu: Vai trò của gene p53 trong ung thư dạ dày vẫn đang còn tranh cãi. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ các đa hình codon 72 trên gene p53 ở bệnh nhân ung thư dạ dày và đánh giá mối liên quan của các đa hình codon 72 trên gene p53 với một số đặc điểm thương tổn trên nội soi và phân loại mô bệnh học của ung thư dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 68 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư dạ dày (nhóm bệnh) và 136 người không ung thư dạ dày (nhóm chứng). Các đa hình codon 72 trên gene p53 của cả hai nhóm được xác định bằng kỹ thuật PCR-RFLP với DNA được chiết tách từ các mẫu mô niêm mạc dạ dày. Kết quả: Ở nhóm ung thư dạ dày, tỷ lệ các kiểu gene Arginine/Arginine, Arginine/Proline và Proline/Proline lần lượt là 29,4%; 42,7 và 27,9%, không có sự khác biệt so với nhóm không ung thư dạ dày. Riêng ở nam giới thì tỷ lệ kiểu gene Proline/Proline ở nhóm ung thư dạ dày là 38,1%, cao hơn so với nhóm không ung thư dạ dày (chỉ 15,7%, p = 0,01). Phân tích đường cong ROC cho thấy điểm cắt giới hạn ở kiểu gene Proline/Proline là 52 tuổi, sớm hơn ở kiểu gene Arginine/Proline là 65 tuổi. Tỷ lệ những bệnh nhân có kiểu gene Proline/Proline ở ung thư dạ dày Borrmann type III và IV là 41,9%, cao hơn so với nhóm type I và II (16,2%, p = 0,037) và cũng cao hơn so với nhóm không ung thư dạ dày (18,4%, p = 0,01). Tỷ lệ kiểu gene Proline/Proline ở nhóm ung thư dạ dày type lan tỏa là 41,7%, cao hơn nhóm không ung thư dạ dày (p = 0,023). Kết luận: Không có sự khác biệt về tỷ lệ các kiểu gene Arginine/Arginine, Arginine/Proline và Proline/Proline giữa nhóm ung thư dạ dày và không ung thư dạ dày. Tuy nhiên, có mối liên quan giữa kiểu gene Proline/Proline và ung thư dạ dày ở nam giới, các nhóm ung thư dạ dày theo phân loại Borrmann, nhóm ung thư dạ dày type lan tỏa theo phân loại Lauren. |
Background: The role of p53 gene in the gastric cancer is still controversial. This study is aimed at determining the rate of the p53 gene codon 72 polymorphisms in gastric cancer patients and evaluating the relationship between these polymorphisms and endoscopic and histopathological features of gastric cancer. Patients and methods: Sixty eight patients with gastric cancer (cases) and one hundred and thirty six patients without gastric cancer (controls) were enrolled. p53 gene codon 72 polymorphisms were determined by PCR-RFLP technique with DNA extracted from samples of gastric tissue. Results: In the group of gastric cancer, Arginine/Argnine, Arginine/Proline and Proline/Proline genotypes were found in 29.4%, 42.7% and 27.9%, respectively. The differences of rates were not statistically significant between cases and controls (p > 0,05). In males, the Proline/Proline genotype was found in 38.1% in patients with gastric cancer and more frequent in patients without gastric cancer (15.7%, p = 0,01). An analysis of ROC curve showed that the cut-off was the age of 52 in the Proline/Proline genotype, but it was 65 years old in the Arginine/Proline genotype. The Proline/Proline genotype was found in 41.9% in Borrmann III/IV gastric cancer, this rate was higher than Borrmann I/II gastric cancer (16.2%, p = 0.037) and also higher than controls (18.4%, p = 0,01). The rate of Proline/Proline genotype was 41.7% in the diffuse gastric cancer, it was higher than in controls (p = 0,023). Conclusion: No significative difference of rate was found in genotypes between gastric cancer group and controls. However, there was the relationship between Proline/Proline genotype and gastric cancer in males, Borrmann types of gastric cancer, the diffuse gastric cancer. |