Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

ĐỀ KHÁNG CLARITHROMYCIN VÀ LEVOFLOXACIN CỦA HELICOBACTER PYLORI: SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐĨA KHUẾCH TÁN VÀ E-TEST
DIFFUSION METHODS FOR CLARITHROMYCIN AND LEVOFLOXACIN SUSCEPTIBILITY TESTING OF HELICOBACTER PYLORI
 Tác giả: Phan Trung Nam, Trần Văn Huy, Trần Thị Như Hoa, Lê Văn An, Antonella Santona, Bianca Paglietti, Piero Cappuccinell, Salvatore Rubino
Đăng tại: Tập 3(6) - Số 18/2013; Trang: 63
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Đặt vấn đề: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của H.pylori ngày càng gia tăng và là nguyên nhân chính gây thất bại điều trị. Phân lập H.pylori và thực hiện kháng sinh đồ đóng vai trò rất quan trọng nhằm đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả ở bệnh nhân nhiễm H.pylori. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đề kháng kháng sinh của các chủng phân lập được đối với kháng sinh clarithromycin (CH) và levofloxacin (LE) tại khu vực Miền trung Việt Nam, so sánh hai phương pháp kháng sinh đồ E-test và đĩa khuyếch tán để xác định tính đề kháng của H.pylori. Phương pháp: 56 chủng được phân lập từ các bệnh nhân nhiễm H.pylori tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7/2012 đến tháng 8/2013, trong đó có 13 chủng phân lập từ những bệnh nhân trước đó đã điều trị triệt tiêu H.pylori nhưng thất bại. E-test được sử dụng làm kháng sinh đồ xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) đồng thời làm đĩa khuyếch tán đối với kháng sinh CH và LE để tìm mối tương quan giữa đường kính vùng ức chế và MIC. Kết quả: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh chung của 56 chủng phân lập với kháng sinh CH và LE là 42,9% và 44,6%. Tỷ lệ đề kháng thứ phát cao hơn đề kháng tiên phát, đối với kháng sinh CH là 84,6% so với 30,2%, kháng sinh LE là 61,5% so với 39,5% (p<0.05). Tỷ lệ đề kháng LE của nữ giới cao hơn so với nam giới (p<0,05). Với đường kính vùng ức chế đĩa khuyến tán của CH ≥ 24mm thì xác định được tất cả các chủng nhạy cảm và ≤ 18mm thì xác định được tất cả các chủng đề kháng qua E-test (MIC ≥ 1µg/ml). Đối với kháng sinh LE, đường kính vùng ức chế đĩa khuyến tán ≥ 30mm xác định được tất cả các chủng nhạy cảm và ≤ 26mm thì xác định được tất cả các chủng đề kháng qua E-test (MIC ≥ 1µg/ml). Kết luận: Tỷ lệ đề kháng nguyên phát và thứ phát của H.pylori đối với CH và LE cao, cho thấy phác đồ điều trị chuẩn với 3 thuốc có CH không còn hiệu quả như là lựa chọn điều trị đầu tiên ở khu vực Miền Trung Việt Nam, đặc biệt ngay cả phác đồ cứu vãn sử dụng LE trong phác đồ bộ ba cũng sẽ không hiệu quả. Có thể áp dụng kỹ thuật đĩa khuyếch tán để xác định chủng H.pylori nhạy cảm hay đề kháng thay thế cho phương pháp E-test giúp tiết kiệm đáng kể chi phí xét nghiệm. Từ khóa: Helicobacter pylori, levofloxacin, clarithromycin, E-test, disk diffusion, đề kháng kháng sinh, đĩa khuyếch tán.
Abstract:
Background: The rate of antibiotic resistance in H. pylori is increasing and has become a main cause for failure of treatment. Antibiogram is very important to provide optimal regimens for eradication of H.pylori infected patients. Objective: To determine the resistance prevalence to clarithromycin, levofloxacin of H.pylori strains from patients in Central Vietnam by E-test and disk diffusion isolated, assess the relationship between two diffusion methods. Methods: 56 H.pylori strains were isolated from gastric biopsies of H.pylori infected patients from 7/2012 to 8/2013, of which 13 strains originated from patients in whom eradication of the infection failed after treatment. E-test was used to determine the minimum inhibitory concentrations of clarithromycin (CH) and levofloxacin (LE). Disk diffusion was evaluated as an alternative method to determine susceptibility and compared with the E-test results. Results: In total, the resistant strains (regardless of previous eradication history) to CH, LE were 42.9% and 44.6%, respectively. The ratio of strains with secondary resistance was significantly greater than that of the strains with primary resistance, CH: 84.6% vs. 30.2%,  LE: 61.5% vs 39,5% (p < 0,05). The resistance rate to LE in female was significantly higher than in male (p < 0.05). All CH-sensitive strains by E-test had the inhibition diameters of CH was ≥ 24mm and all CH-resistant strains had the inhibition diameters was ≤ 18mm (breakpoint for MIC: 1µg/ml). To LE, the inhibition diameters was ≥ 30mm can determine all LE-sensitive strains and the inhibition diameters was ≤ 26mm can determine all LE-resistant strains by E-test (breakpoint for MIC: 1µg/ml). Conclusions: High resistance rate to CH and LE, suggests that standard CH-based triple therapie may not be useful as the first-line treatment and LE-based triple therapy should not use as an alternative therapy in Central Vietnam. The disk diffusion can use as alternative phenotypic method to determine the susceptbility of H.pylori, which is more practical and inexpensive. Keywords: Helicobacter pylori, levofloxacin, clarithromycin, E-test, disk diffusion, antibiotic resistance.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 3(6) - SỐ 18/2013

TTTiêu đềLượt xemTrang
17535
2
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐỘT BIẾN G1691A CỦA GENE F5 VÀ TIỀN SẢN GIẬT – SẢN GIẬT
Tác giả:  Cao Ngọc Thành, Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Viết Nhân, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Trần Duy
67213
365920
4
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP BƠI LÊN VÀ THANG NỒNG ĐỘ TRONG LỌC RỬA TINH TRÙNG THỤ TINH NHÂN TẠO
Tác giả:  Lê Minh Tâm, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Tâm An, Phan Quang Trung, Cao Ngọc Thành
65725
562430
681534
7
ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẰNG TẤM LƯỚI NHÂN TẠO CÓ NÚT (MESH-PLUG)
Tác giả:  Nguyễn Đoàn Văn Phú, Lê Lộc, Nguyễn Văn Liễu
65440
8
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG VÙNG HÔNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ TRONG 5 NĂM (2008-2012)
Tác giả:  Hồ Duy Bính, Lê Nghi Thành Nhân, Aare Märtson, Katre Maasalu, Sulev Koks
65547
963351
1059057
11
ĐỀ KHÁNG CLARITHROMYCIN VÀ LEVOFLOXACIN CỦA HELICOBACTER PYLORI: SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP ĐĨA KHUẾCH TÁN VÀ E-TEST
Tác giả:  Phan Trung Nam, Trần Văn Huy, Trần Thị Như Hoa, Lê Văn An, Antonella Santona, Bianca Paglietti, Piero Cappuccinell, Salvatore Rubino
71063
1265771
13
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ DẠNG TẮC NGHẼN BẰNG MÁY SASA07 CẢI TIẾN CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI MÁY STARDUST 2
Tác giả:  Hoàng Anh Tiến, Nguyễn Thị Ý Nhi, Nguyễn Lưu Trình, Phan Thị Hồng Diệp, Nguyễn Hữu Cát, Nguyễn Minh Tâm, Đoàn Phước Thuộc, Hoàng Khánh, Huỳnh Văn Minh, Cao Ngọc Thành
66477
14
CÁC TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA BỘT GLUCOMANNAN TÁCH CHIẾT TỪ CỦ NƯA – AMORPHOPHALLUS PAEONIIFOLIUS TRỒNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Thị Hoài, Trần Thị Văn Thi, Lê Trung Hiếu, Võ Thị Mai Hương
75887
1565193
16
TÁC DỤNG KHÁNG UNG THƯ CỦA CHI UVARIA
Tác giả:  Lê Thị Bích Hiền, Hồ Việt Đức, Nguyễn Thị Hoài
70698
17661102
18
THÔNG TIN Y DƯỢC
Tác giả:  Lê Minh Tân
628110

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,073 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,162 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,507 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,486 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,312 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,285 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,142 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,929 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,895 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,879 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo


ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN